1.3 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG
1.3.6 Các quy định về nguồn vốn thực hiện hợp đồng BOT
Hợp đồng BOT, điển hình là các hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng các cơng trình giao thơng, thường là những hợp đồng lớn trong các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, cảng hàng khơng, nhà máy điện … Vì vậy, nguồn vốn kinh phí thực hiện những dự án này thường cũng rất lớn. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án phải tự thu xếp các nguồn vốn để thực hiện dự án theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Tuy nhiên, thực tế cũng đặt ra yêu cầu phải có sự hỗ trợ của nhà nước đối với hợp đồng BOT để thực hiện những dự án phát triển cơ sở hạ tầng vì đây là những lĩnh vực chịu rủi ro cao.
Pháp luật Việt Nam cũng như các quốc gia cho phép các doanh nghiệp tư nhân có thể tự bỏ tồn bộ vốn xây dựng CSHT hoặc có thể vay vốn từ hệ thống ngân hàng (Đối với Việt Nam, tỷ lệ vốn vay phải theo quy định của nhà nước). Việc cung cấp tài chính cho các dự án BOT bởi các bên cho vay thường không phụ thuộc vào giá trị tài sản dùng để bảo lãnh của nhà đầu tư hoặc giá trị tài sản hữu hình của các dự án xây dựng CSHT mà thường phụ thuộc chủ yếu vào tính hiệu quả của các dự án xây dựng CSHT. Ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác khi cho các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng BOT vay thường xem xét, tính tốn và ước lượng tới mức phí các cơng trình hay nguồn thu của các dự án BOT thay vì chỉ phụ thuộc các nguồn tài sản bảo đảm của doanh nghiệp tư nhân. Qua đó cho thấy hình thức đầu tư theo BOT thể hiện tính đặc thù, tính xã hội và mức độ phức tạp khi thực hiện hợp đồng BOT
Nghị định 63/2018/NĐ - CP quy định rất rõ tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn huy động của nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức PPP trong đó, nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án theo hợp đồng dự án đã ký kết. Cụ thể:
+ Đối với dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư.
+ Ðối với dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định theo nguyên tắc: Ðối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng,
tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20%; đối với phần vốn từ hơn 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10%. Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP khơng tính vào tổng vốn đầu tư để xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu.