Đối với chủ thể là nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 85)

3.2 HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ

3.2.1 Đối với chủ thể là nhà nước

Trước thực trạng ký kết hợp đồng BOT trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng các cơng trình giao thơng đặt ra u cầu phải có những quy định về địa vị pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo hướng linh hoạt, phù hợp với cơ chế phân cấp, ủy quyền trong quản lý hiện nay, khắc phục tình trạng chồng lấn, thiếu rõ ràng giữa chức năng quản lý nhà nước và tổ chức quản lý kinh doanh của các doanh

nghiệp. Ngoài ra, Pháp luật cần xác định rõ một số quyền năng phát sinh từ nguyên tắc quản lý hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tham gia ký kết hợp đồng BOT. Cụ thể là:

- Điều chỉnh điều 8 nghị định 63/2018/NĐ – CP về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư, theo đó Pháp luật cần xác định rõ thẩm quyền ký kết hợp đồng BOT của cơ quan nhà nước được quy định cho từng dự án cụ thể hay cho tất cả các dự án tương tự. Pháp luật cần có quy định rõ ràng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng BOT với nhà đầu tư là những cơ quan nào để tránh cho nhà đầu tư tâm lý e ngại vì họ chưa xác định chắc chắn rằng cơ quan nhà nước nào sẽ đứng ra đàm phán, ký kết hợp đồng BOT và địa vị pháp lý của các cơ quan này; khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân cấp, ủy quyền cho các cơ quan đơn vị trực thuộc mình ký kết hợp đồng dự án thì cần phải có những quy định rõ ràng cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị này khi được ủy quyền ký hợp đồng BOT, cũng như việc ủy quyền này được thể hiện dưới hình thức nào, có hiệu lực trong bao lâu … để tránh việc các nhà đầu tư phải tiến hành những thủ tục hành chính rườm rà, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí cho họ. Từ đó, đẩy nhanh tiến độ đàm phán và thực hiện dự án

- Các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tăng cường công tác giám sát việc thực hiện hợp đồng BOT cũng như giám sát việc thực hiện đúng tiến độ, thời hạn, giá cả sản phẩm, dịch vụ của dự án. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được can thiệp vào phương pháp quản lý của nhà đầu tư, không trực tiếp tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ có quyền xem xét việc tuân thủ pháp luật và yêu cầu của hợp đồng BOT.

- Cơ quan nhà nước cần được quyền đơn phương sửa đổi hợp đồng BOT trong một số trường hợp đặc biệt vì lý do lợi ích cơng cộng và phải bồi thường thỏa đáng cho nhà đầu tư.

- Cần quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhóm cơng tác liên ngành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập ra có đầy đủ thẩm quyền thay

mặt Chính phủ đàm phán và ký kết hợp đồng BOT cũng như đóng vai trị là cơ quan đầu mối giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh từ hợp đồng BOT.

Về vấn đề khước từ quyền miễn trừ quốc gia cần phải được quy định rõ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng BOT với hai tư cách: Tư cách là một bên của hợp đồng và tư cách là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo dõi, kiểm tra, giám sát hợp đồng. Việc quản lý gói thầu theo hình thức BOT hiện tại do UBND tỉnh / Thành phố trực tiếp ký hợp đồng (vừa là chủ thể quản lý, vừa là chủ thể ký hợp đồng). Do vậy, việc đầu tiên phải làm là tách hẳn chức năng quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh, đảm bảo tính minh bạch trong các dự án BOT cũng như sự bình đẳng giữa chủ đầu tư với chủ thể quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)