2.1 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG CÁC
2.2.1.2 Về phía Nhà đầu tư
Các quy định pháp luật hiện hành về chủ thể của hợp đồng BOT là nhà đầu tư phát sinh một số vấn đề sau:
Chủ thể của hợp đồng BOT với tư cách “cá nhân” được hiểu cụ thể như thế nào, là tất cả các cá nhân trong nước, nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam hay người không quốc tịch? Đây là điều cần được làm rõ. Một trong những đặc trưng của hợp đồng BOT là các chủ thể của hợp đồng cũng đồng thời là nhà đầu tư, người quản lý doanh nghiệp BOT, theo quy định của Luật doanh nghiệp thì khơng phải mọi cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Quy định không cho phép các cá nhân nhà đầu tư tự đứng ra ký kết, thực hiện dự án đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam mà phải thành lập doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp BOT thực chất đã tạo ra một rào cản khá lớn với các nhà đầu tư cá nhân có tiềm lực về tài chính, năng lực chuyên mơn, trình độ quản lý khi muốn đầu tư vào lĩnh vực cơ bản nhưng không phải là doanh nghiệp. So với quy chế đầu tư nước ngồi thì quy định này có thể xem là sự hạn chế của khung pháp luật đầu tư trong nước (cho phép nhà đầu tư
nước ngoài ký kết hợp đồng BOT là tổ chức, cá nhân nước ngoài và chịu trách nhiệm về tồn bộ các cam kết của mình trong hợp đồng) đã tạo ra sự bất bình đẳng về quyền tự do kinh doanh của các cá nhân nhà đầu tư. Như vậy việc cần phải xóa bỏ sự khác biệt của hai khung pháp lý này nhằm tạo điều kiện cạnh tranh thuận lợi và mở rộng đối tượng được quyền tham gia bỏ vốn đầu tư kinh doanh cơng trình BOT là điều cần thiết trong xu thế hiện nay.
- Khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào các dự án BOT giao thông chủ yếu là doanh nghiệp trong nước. Thực tế thì nhiều nhà đầu tư chưa am hiểu sâu về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư, chưa xem xét, lượng hóa rủi ro, đồng thời hạn chế về kinh nghiệm quản lý đầu tư, vận hành khai thác hoặc một số nhà đầu tư vì mục tiêu lợi nhuận nên trong q trình thực hiện cịn một số tồn tại, hạn chế.
Về năng lực tài chính: đây là yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định đối
với việc triển khai các dự án BOT giao thông. Tuy nhiên, thực tế năng lực này ở các nhà đầu tư tư nhân Việt Nam còn rất hạn chế và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến dự án chậm tiến độ, thậm chí có dự án khơng thể thực hiện được phải chuyển nhà đầu tư.
Về năng lực chuyên môn: Các nhà đầu tư thường còn hạn chế ở khâu lựa
chọn nguồn lực tối ưu. Các nhà đầu tư thường có khuynh hướng tự sử dụng nguồn nhân lực, trang thiết bị máy móc của mình sẵn có mà khơng tính đến năng suất lao động và hiệu quả cũng như tính chất khác biệt khi thực hiện dự án PPP.
Về năng lực quan hệ: Các nhà đầu tư đều gặp khó khăn khi duy trì và phát
triển mối quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và bên cho vay bởi vì khi áp dụng hình thức này vào đầu tư phát triển hạ tầng giao thông ở Việt Nam còn đang gặp những vướng mắc, tồn tại nhất định; cán bộ của cơ quan quản lý Nhà nước và bên cho vay cịn ít kinh nghiệm để thực hiện dự án.
Về năng lực quản lý: Nhiều dự án chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng,
gây thất thốt, lãng phí lớn trong q trình đầu tư một phần do sự yếu kém về lập kế hoạch tài chính, tiến độ, chất lượng, nhân lực và rủi ro.
Về kinh nghiệm thực hiện dự án PPP: Các nhà đầu tư đa phần đều thiếu kinh
nghiệm thực hiện dự án PPP nói chung và BOT nói riêng vì hình thức đầu tư này cịn khá mới mẻ ở Việt Nam, số lượng dự án kết cấu hạ tầng giao thông vận tải được thực hiện theo hình thức này chưa thực sự nhiều để có được những kinh nghiệm nhất định từ thực tế thực hiện các dự án đó.