Thực trạng trong giải quyết tranh chấp và tính minh bạch của hình thức đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 82)

2.2.3 Thực trạng các quy định của pháp luật về các giải pháp hỗ trợ

2.2.3.3 Thực trạng trong giải quyết tranh chấp và tính minh bạch của hình thức đầu

thức đầu tư xây dựng hạ tầng các cơng trình giao thơng theo dạng thức BOT.

Luật Đầu tư 2014 coi BOT là một hoạt động thương mại. Và do vậy nhà đầu tư được hưởng đặc quyền “giữ bí mật thương mại” của hợp đồng BOT và các vấn đề liên quan và hưởng cơ chế giải quyết tranh chấp theo con đường tranh chấp kinh doanh thương mại chứ khơng phải theo con đường tố tụng hành chính theo thơng lệ quốc tế. Điều này đã dẫn đến tồn bộ q trình đàm phán, thương thảo, nội dung cơ bản của hợp đồng BOT người dân khơng có thơng tin, khơng có quyền phản đối ngay từ khi đàm phán, người dân khơng có quyền khởi kiện vụ án hành chính (với án phí rất thấp), mà phải khởi kiện theo con đường tố tụng dân sự với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Mà tố tụng dân sự thì người dân muốn khởi kiện phải đóng tạm ứng án phí tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị tranh chấp. Điều này đã vượt quá khả năng của người dân. Do vậy, tác giả cho rằng tất cả dạng PPP nói chung và BOT cần phải được trả về đúng bản chất pháp lý của nó là một dạng của hợp đồng hành chính chứ khơng phải hợp đồng kinh doanh thương mại.

Việc tiếp tục coi quan hệ đối tác cơng tư trong đó có hình thức BOT là quan hệ kinh doanh thương mại thuần túy sẽ dẫn đến một số bất lợi cho người dân.

Thứ nhất, đối tác tư nhân sẽ cho rằng đây là một hoạt động“kinh doanh thương mại” để đưa ra lý do hạn chế tối đa có thể tính minh bạch của dự án.

Thứ hai, khi các bên được lựa chọn trọng tài thương mại làm cơ chế giải quyết tranh chấp (chưa thấy hợp đồng BOT nào lựa chọn tịa án) thì mặc nhiên tồn bộ tài liệu, số liệu liên quan hợp đồng đối tác công tư, lời khai, kết quả giám định... của tố tụng trọng tài là bí mật. Do vậy, người dân khơng có quyền tiếp cận hồ sơ cũng như diễn biến tố tụng trọng tài.

Thứ ba, ngay cả khi dự thảo Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư giới hạn lại phương thức tài phán giải quyết tranh chấp chỉ còn một phương thức duy nhất là tòa án, nhưng với việc coi hợp đồng PPP là hợp đồng kinh doanh thương mại chứ khơng phải là hợp đồng hành chính (Verwaltungsvertrag) hay hợp đồng thuê ngoài (outsource contract) cũng sẽ dẫn tới vơ hiệu hóa quyền tố tụng của người dân. Chẳng hạn như khi người dân muốn khởi kiện một nội dung của hợp đồng PPP, người khởi kiện sẽ phải nộp tạm ứng án phí tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị tranh chấp. Đối với một dự án BOT hàng ngàn tỉ đồng, người khởi kiện phải đóng tạm ứng án phí lên đến hàng chục tỉ đồng. Giả sử thắng kiện thì tất cả được hưởng cịn thua kiện thì một mình người nộp đơn gánh chịu. Đây cũng chính là lý do mà đến nay khơng có đơn kiện nào được nộp tại tịa án.Và trong q trình đó, nếu cơ quan nhà nước xử lý khơng đúng đắn, đúng mực thì sẽ diễn biến thành các sự kiện gây mất ổn định KTXH.

Hiện nay luật không quy định công khai các bản hợp đồng BOT, BT giữa nhà nước với các nhà đầu tư, dẫn đến tình trạng người dân - bên trả phí, đáng lẽ phải là chủ thể được tham gia, được biết các dự án này lại khơng có bất cứ thơng tin gì về dự án. Nhiều dự án BOT giao thông đã bị kiểm tốn rút thời gian thu phí, phải giảm mức phí hay bị người dân phản ứng dữ dội đều xuất phát từ việc không công khai về hợp đồng dự án.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG CÁC CƠNG TRÌNH GIAO

THƠNG THEO DẠNG THỨC BOT TẠI VIỆT NAM

Đầu tư xây dựng hạ tầng các cơng trình giao thơng theo dạng thức BOT tại Việt Nam phải bảo đảm hài hịa lợi ích giữa khu vực nhà nước, tư nhân và cộng đồng xã hội trên cơ sở phát triển bền vững. Một mặt, phải tạo điều kiện tối đa để khu vực tư nhân tham gia vào các dự án hợp tác công tư, mặt khác, quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các cơng trình giao thơng theo dạng thức BOT nhằm bảo đảm lợi ích xã hội và của người dân. Bên cạnh đó trong bối cảnh Việt Nam với kinh nghiệm hạn chế cũng như cơ cấu pháp lý chưa thực sự đầy đủ và thuận lợi thì cam kết chính trị bền vững sẽ giúp cũng cố niềm tin cho nhà đầu tư.

Tác giả đề xuất một số quan điểm góp phần hồn thiện pháp luật về hình thức đầu tư xây dựng hạ tầng các cơng trình giao thơng theo dạng thức BOT tại Việt Nam như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 82)