phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Hải Dương
NHTM cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Hải Dương được thành lập từ việc chuyển đổi Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thị xã Hải Dương thành Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hải Hưng theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988. Từ năm 1997 sau khi tách tỉnh Hải Dương từ Hải Hưng, được chuyển thành Chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Hải Dương. Từ tháng 8 năm 2009 sau cổ phần hóa, được chuyển thành NHTM cổ phần Cơng thương Việt Nam, chi nhánh Hải Dương.
Kết quả huy động vốn năm 2006 đạt 963 tỷ đồng; năm 2007 - 1.081 tỷ đồng tăng 12,25% so với năm 2006; năm 2008 - 1.215 tỷ đồng tăng 12,4% so với năm 2007; 9 tháng đầu năm 2009 - 1.413 tỷ đồng. Trong đó vốn nội tệ năm 2007 tăng 19,5% so với năm 2006; vốn ngoại tệ tăng 7,74%; vốn nội tệ năm 2008 tăng 11,56% so với năm 2007; vốn ngoại tệ tăng 12,97%; vốn nội tệ 9 tháng đầu năm 2009 tăng 58 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2008; vốn ngoại tệ quy đổi tăng 140 tỷ đồng. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn của dân cư, đặc biệt là tiền gửi dài hạn có xu hướng tăng, khơng kỳ hạn có xu hướng giảm. Năm 2006 tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm 85,3% tổng vốn huy động; năm 2007 - 86,3%; năm 2008 -88,9%; 9 tháng đầu năm 2009 - 91%;
Những thành tựu trong công tác huy động vốn của ngân hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là đã thực hiện biện pháp điều hành lãi suất linh hoạt, hiện đại hóa ngân hàng, đa dạng hóa hình thức huy động... Các hình thức huy động vốn chủ yếu đã áp dụng gồm: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn và các loại tiền gửi khác, nhận tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ; tiền gửi tiết kiệm; phát hành kỳ phiếu; chứng chỉ tiền gửi; trái phiếu… Nhờ những giải pháp đã thực hiện, chi nhánh đã thu hút được lượng khách hàng ngày càng lớn, đảm bảo không ngừng tăng trưởng nguồn vốn.
Bên cạnh những thành tựu, trong cơng tác huy động vốn của chi nhánh vẫn cịn những tồn tại nhất định cần khắc phục trong thời gian tới như tốc độ tăng chậm so với các NHTM khác trên địa bàn; việc điều chỉnh lãi suất còn chậm; hình thức khuyến mại cịn đơn điệu. Nguyên nhân là do chi nhánh cịn thụ động trong thu thập thơng tin về diễn biến lãi suất, về nhu cầu khách hàng, chưa chủ động lơi cuốn khách hàng; thủ tục vẫn cịn rườm rà, hệ thống giao dịch trực tuyến còn bất cập; mạng lưới chưa rộng; hoạt động marketing còn hạn chế, các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm truyền thống nên chưa đa dạng; công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức… Để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn trong thời gian tới, chi nhánh đã xác định cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động, đổi mới quản lý điều hành, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của các phịng ban chun mơn về huy động vốn, tăng cường quan hệ giữa các bộ phận, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đa dạng hóa hình thức huy động, đổi mới chính sách khách hàng, điều chỉnh nâng cao hiệu quả chính sách lãi suất, đổi mới quy định về bảo hiểm tiền gửi, tăng cường hoạt động marketing, mở rộng mạng lưới [11].