- Áp dụng chính sách chăm sóc khách hàng cho từng nhóm đối tượng;
2.2.2. Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng
Thời gian qua, Chi nhánh chủ yếu tập trung vào các đối tượng khách hàng huy động vốn cơ bản như sau: huy động tiền gửi của các tổ chức nói chung, trong đó bao gồm tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi vốn chuyên dùng (Bưu điện, Bảo hiểm xã hội), các doanh nghiệp, các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội; huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của dân cư; huy động vốn tiền gửi tổ chức tín dụng (Ngân hàng Chính sách xã hội).
Đi vào chi tiết từng đối tượng khách hàng cho thấy: Đối với đối tượng khách hàng là các tổ chức:
Qua các năm cơ cấu nguồn vốn huy động có giảm dần, bởi lẽ trước đây, hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuê đất của Nhà nước, nên khi thực hiện quy hoạch, chỉnh trang đơ thị bị giải tỏa, rất ít đơn vị mua hoặc thuê lại đất để sản xuất, kinh doanh, một mặt vì khơng đủ năng lực tài chính, mặt khác ngành nghề khơng cịn phù hợp phải chuyển đổi nhưng còn rất lúng túng. Sự biến động giảm về nguồn vốn này còn do nguyên nhân thông qua việc mở các tài khoản thanh toán, dùng để thực hiện các khoản đảm bảo thanh toán cho việc chi trả tiền nguyên nhiên vật liệu, hàng hố - dịch vụ, cơng lao động, nhất là nguồn vốn huy động từ Kho bạc Nhà nước do phải thực hiện chi ngân sách nên thường biến động rất lớn.
Cụ thể tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức trên tổng nguồn vốn huy động của toàn Chi nhánh qua các năm cho thấy: năm 1997 chiếm 49,58%; năm 1998 chiếm 67,55%; năm 1999 chiếm 48,98%; năm 2000 chiếm 71,87%; năm 2001 chiếm 75,08%; năm 2002 chiếm 56,97%; năm 2003 chiếm 48,58%; năm 2004 chiếm 44,53%; năm 2005 chiếm 43,94%; năm 2006 chiếm 43,92%; năm 2007 chiếm 35,73%; năm 2008 chiếm 24,31%; năm 2009 chiếm 15,94%; đến 30.09.2010 chiếm 23,07%.
Đối với đối tượng khách hàng tổ chức tín dụng:
được thực hiện khi được sự đồng ý của NHNo Việt Nam. Sự phản ảnh số liệu nêu trên là lượng tiền gửi thanh tốn của đơn vị Ngân hàng Chính sách xã hội quận gửi vào Chi nhánh qua các năm. Tuy nhiên, quy mô nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh.
Đối với đối tượng khách hàng dân cư:
So với các hình thức huy động khác thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư được Chi nhánh đặc biệt chú trọng vì nhìn chung nguồn vốn này có tính ổn định cao, dễ kế hoạch hóa trong hoạt động kinh doanh của mình. Nói một cách khác, với đặc tính của loại tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi có kỳ hạn xác định (loại tiền gửi khơng kỳ hạn chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể) và khả năng huy động là rất lớn vì kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày một nâng lên, qua tích lũy tiềm năng vốn trong dân là rất lớn, khi huy động được nguồn vốn này thì Chi nhánh có thể xác định chính xác kỳ hạn cho vay đối các khoản cho vay của mình, từ đó có kế hoạch cụ thể trong công tác sử dụng vốn. Qua các năm, nguồn vốn này có quy mơ tăng trưởng ngày càng cao và chiếm tỷ trọng ngày lớn trong tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh. Đây là xu hướng thể hiện tính vững chắc trong việc phát triển bền vững về công tác huy động vốn tại Chi nhánh. Cụ thể:
Về số tuyệt đối huy động từ nguồn này luôn trong trạng thái tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Xét về mặt tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư trên tổng nguồn vốn huy động của toàn Chi nhánh qua các năm cho thấy: năm 1997 chiếm 50,42%; năm 1998 chiếm 32,29%; năm 1999 chiếm 50,40%; năm 2000 chiếm 27,99%; năm 2001 chiếm 24,85%; năm 2002 chiếm 43,03%; năm 2003 chiếm 51,33%; năm 2004 chiếm 55,24%; năm 2005 chiếm 56,03%; năm 2006 chiếm 56,03%; năm 2007 chiếm 64,20%; năm 2008 chiếm 75,62%; năm 2009 chiếm 83,97%; đến 30.09.2010 chiếm 76,43%.
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng bởi tình hình lạm phát và suy giảm kinh tế cộng với sự khủng hoảng kinh tế, để đạt được kết quả trên,
thời gian qua Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác huy động vốn trong dân cư với rất nhiều hình thức phong phú, lãi suất hấp dẫn, phù hợp cho từng loại kỳ hạn, đồng thời mở rộng các hoạt động dịch vụ, mạng lưới… nhằm tạo ra thuận lợi cho khách hàng, nhất là điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND. Thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi và có nhiều giải pháp cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đẩy mạnh huy động vốn trên 12 tháng để tăng nguồn vốn trung, dài hạn.