Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 94 - 98)

- Nguyên nhân của hạn chế:

3.2.1. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

+ Thông qua đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng có trình độ cao và chun mơn hóa vững vàng, chun nghiệp.

- Cần chú trọng đào tạo và đào tạo lại cán bộ trên tất cả các mặt:

Về phẩm chất, đạo đức, lối sống: thường xuyên coi trọng việc giáo dục

lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị, thơng qua học tập chủ nghĩa Mác - lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có kiến thức và hiểu biết về kinh tế - xã hội, nắm bắt được xu thế phát triển của ngân hàng trong thời gian tới.

Tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức người cán bộ ngân hàng gắn với việc triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thay đổi phong cách, tác phong phục vụ khách hàng theo phương châm: ngân hàng mang sản phẩm dịch vụ tới khách hàng, thay thế

cho phương châm: khách hàng tìm đến ngân hàng để được phục vụ, thực hiện đúng triết lý trong kinh doanh mà Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đề ra:

“Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng”.

Sử dụng những cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, có tâm huyết, mong ước lớn nhất là được cống hiến và phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp của NHNo.

Về năng lực chuyên môn:

Một là, thay đổi quan niệm, nhận thức về ngân hàng hiện đại.

Cần phải sớm thay đổi quan niệm, nhận thức của cán bộ công nhân viên về quan niệm ngân hàng hiện nay. Đây là điều kiện tiên quyết và là cơ sở để phát triển sản phẩm dịch vụ nói chung, sản phẩm về huy động vốn nói riêng hay nói cách khác là khơng thể phát triển sản phẩm dịch vụ một cách hiệu quả nếu như vẫn tồn tại theo quan niệm truyền thống về ngân hàng và sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, nhận thức rõ vai trò của sản phẩm dịch vụ đối với kinh doanh ngân hàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Thay đổi quan niệm, nhận thức đối với mọi người, mọi cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh, dẫu biết rằng đây quả là một cơng việc rất khó khăn, địi hỏi cần có biện pháp thực hiện một cách đồng bộ, thường xuyên và cần có thời gian dài, nhưng nếu khơng có nhận thức mới về hoạt động của một ngân hàng hiện đại trong xu hướng cạnh tranh và hội nhập ngày nay, thì tất yếu sẽ dẫn đến tụt hậu và tổn thất lớn đối với hệ thống NHNo nói chung và Chi nhánh nói riêng. Do vậy, việc xác định vấn đề thay đổi quan niệm, nhận thức nêu trên nó được xem như “một q trình lịch sử tự nhiên”. Để thực hiện nó, một trong những biện pháp quan trọng là cần có kế hoạch, bố trí, dàng xếp thời gian, cơng việc thích hợp để tất cả các cán bộ được tham gia những lớp đào tạo về sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, cụ thể như: Tổ chức các buổi học tập, bồi dưỡng nhận thức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên đạt được trình độ nhận thức mới về quan niệm ngân hàng hiện đại ngày nay, xem ngân hàng là một bách hóa hay siêu thị tài chính với hàng trăm, hàng nghìn

sản phẩm dịch vụ khác nhau, trong đó ngày càng nhiều hơn các sản phẩm dịch vụ hiện đại ra đời bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống. Quan niệm ngân hàng hiện đại được tiếp cận và nhìn từ phía khách hàng, khách hàng sẽ quan tâm tới việc họ sẽ được ngân hàng phục vụ những sản phẩm tiện ích nào với những đặc tính riêng biệt mà khơng quan tâm nhiều tới các nghiệp vụ ngân hàng. Việc quản lý hoạt động ngân hàng dựa vào việc quản lý các sản phẩm dịch vụ, đây là cách quản lý chi tiết hơn cách quản lý theo nghiệp vụ. Đặc điểm của ngân hàng hiện đại là cung cấp cã các sản phẩm dịch vụ truyền thống và cã các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin... giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ hiện đại của NHNo, các sản phẩm dịch vụ còn thiếu cần bổ sung trong tương lai.

Hai là, phát triển nguồn nhân lực, quan tâm đến công tác đào tạo, đào tạo

lại, bồi dưỡng nghiệp vụ, nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, ý thức trách nhiệm, tính tự tin khi tiếp xúc với khách hàng để triển khai các sản phẩm; tăng cường năng lực canh tranh; phát triển bền vững, tránh hai thái cực: hoặc là khơng dám triển khai, hoặc vì chủ quan, thiếu hiểu biết dẫn đến rủi ro.

Đào tạo ở đây khơng có nghĩa là đào tạo tràn lan mà phải phân loại để có kế hoạch cụ thể theo từng phịng nghiệp vụ, phòng giao dịch và các cán bộ tác nghiệp tại chi nhánh theo từng phần việc được giao, đảm bảo ở tất cả mọi lĩnh vực cán bộ nhân viên có thể giải quyết cơng việc được sn sẻ, không gây ách tắc ở bất kỳ một khâu nào, đồng thời, nên đào tạo theo hướng kế cận và phát triển đội ngũ cán bộ.

Trong công tác đào tạo cần tập trung theo hướng chuyên mơn hố vững vàng, chun nghiệp, thể hiện ở việc: thành thạo nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối; thành thạo ngoại ngữ; trình độ thẩm định dự án, quản trị rủi ro; chuyên sâu nghiệp vụ ngân hàng hiện đại với ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo kỹ năng giao tiếp; kỷ năng tư vấn cho khách hàng, tính sáng tạo và phản ứng nhanh trong công việc... Thay đổi nhận thức về vai trò của từng nhân viên

ngân hàng theo hướng hoạt động kinh doanh đa năng - là một giao dịch viên ngân hàng chứ không phải chỉ đơn thuần là cán bộ nghiệp vụ kế hoạch, kế toán, ngân quỹ, cán bộ tín dụng như trước đây; đào tạo nhân viên hiểu rõ thủ tục, quy trình các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, nhất là những sản phẩm dịch vụ mới. Tổ chức cho cán bộ được tham gia các cuộc hội thi cán bộ giỏi về nghiệp vụ; tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Đồng thời, thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên làm công nghệ thông tin ngân hàng đủ năng lực thực hiện chuyển giao công nghệ hiện đại và làm chủ được khoa học kỹ thuật trong thời kỳ mới, đủ khả năng, trình độ thiết kế và sản xuất những gói phần mềm chuyên dụng cho hoạt động ngân hàng, bảo đảm chất lượng và an toàn hoạt động ngân hàng. Thường xuyên phổ cập kiến thức công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ ngân hàng để chủ động đối với những kỹ thuật công nghệ mới. Đặc biệt phải có cơ chế tài chính cụ thể, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy năng lực và sáng tạo trong việc tự xây dựng phần mềm ứng dụng, phục vụ thiết thực cho hoạt động ngân hàng.

Qua đào tạo cần đánh giá chính xác việc nhận thức, kiến thức của nhân viên đối với các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Sau khi đào tạo cần bố trí cán bộ hợp lý, đúng chuyên ngành đào tạo, sử dụng ổn định, lâu dài để để mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

+ Thường xuyên phổ cập kiến thức về công nghệ và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến cho các cấp, đặc biệt là các cấp lãnh đạo.

Trong xu thế hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày nay, một trong những điều kiện cần thiết đảm bảo cho hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả đó là việc xây dựng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cho phép cung cấp số liệu chi tiết để ngân hàng có thể quản lý các sản phẩm

dịch vụ, giúp cho cơng tác đánh giá thị trường, phân tích phát triển sản phẩm, đánh giá hiệu quả của từng sản phẩm… hết sức thuận lợi. Đến nay hầu hết các nghiệp vụ trong quá trình cung ứng sản phẩm đã được Ngân hàng No&PTNT Việt Nam tự động hóa trên hệ thống.

Tuy nhiên, để phát huy hết năng lực hiện có thì ngồi việc chú trọng đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ cơng nhân viên, cịn phải quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo cho các cán bộ lãnh đạo các cấp, cụ thể: Ban Giám đốc Chi nhánh, các Trưởng, phó phịng nghiệp vụ, lãnh đạo các phịng giao dịch trực thuộc, nắm vững kiến thức về công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến, những kiến thức cơ bản trên một số lĩnh vực quan trọng quản trị ngân hàng, quản lý điều hành kinh doanh, phân tích, dự báo thị trường, quản lý hành chính… nhằm khơng ngừng nâng cao vai trò trách nhiệm trong quản lý, điều hành của các cấp lãnh đạo, tạo ra tiếng nói, hành động chung trong toàn hệ thống NHNo, phát huy hơn nữa vai trị tham mưu của các cán bộ từ Trưởng, phó phịng đến nhân viên tác nghiệp, nhằm giúp cho lãnh đạo kịp thời đưa ra các chính sách sát hợp với yêu cầu của thị trường, đó cũng là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 94 - 98)