Phương hướng đẩy mạnh công tác huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 83 - 87)

- Nguyên nhân của hạn chế:

3.1.1. Phương hướng đẩy mạnh công tác huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Trong xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, những diễn biến trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến q trình phát triển của mỗi quốc gia với những cơ hội và thách thức. Tìm hiểu xu thế đó trong cả mặt tác động tích cực và khơng thuận lợi, đồng thời phân tích sâu sắc thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước là cần thiết, nhằm phát họa được hình ảnh và triển vọng nền kinh tế - xã hội nước ta trong những thập kỷ tới, và đề xuất những định hướng giải pháp nhằm thực thi những mục tiêu chiến lược.

Đứng trước yêu cầu của xu thế hội nhập kinh tế tồn cầu, tự do hóa thương mại và tài chính, lộ trình cam kết WTO, Việt Nam sẽ mở cửa ngành dịch vụ tài chính để cạnh tranh tồn cầu, các ngân hàng nước ngoài sẽ được đối xử công bằng với các ngân hàng trong nước. Một mặt, các ngân hàng nước ngoài ngày càng phát triển, mở rộng phạm vi kinh doanh bằng việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ thuận tiện. Mặt khác, các NHTM trong nước không ngừng đổi mới và nâng cao khả năng cạnh để chuẩn bị cho cuộc tranh khốc liệt khi nước ta mở cửa, các doanh nghiệp phi ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng phát triển nhanh chóng và cùng tham gia giành giật khách hàng.

Một thách thức lớn đối với hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay là trình độ phát triển về mọi mặt còn quá thấp so với khu vực và thế giới như: thiếu kinh nghiệm quản lý; trình độ cịn lạc hậu; tiện ích, dịch vụ ngân hàng cịn nghèo nàn; quy mơ hoạt động chưa tương xứng tầm vóc quốc tế…

Trước tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế, trong dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Đảng và Nhà nước đã đưa ra quyết định: “Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [5]. Để thực hiện được yêu cầu trên, theo đó về định hướng phát triển, đổi mới mơ hình tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng và Nhà nước đưa ra 12 chủ trương cần được thực hiện, trong đó vấn đề quan trọng nhất được đặt lên hàng đầu là “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực” [5]. Chính phủ Việt Nam đang đặt quyết tâm cao về cải cách hệ thống tài chính, tiền tệ, ngân hàng Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Việt Nam đã và đang thực hiện các biện pháp chấn chỉnh, lành mạnh hóa hệ thống tài chính - tiền tệ. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công cuộc cải cách, đổi mới lĩnh vực ngân hàng, coi đây là

khâu trọng yếu, nhân tố quan trọng trong công cuộc cải cách kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng của nước ta, điều đó đã được thể hiện trong “Đề án phát triển

ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1879/QĐ - NHNN ngày 28.09.2006 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24.05.2006. Trong đó, đã xác định rõ mục tiêu đối với các tổ chức tín dụng là: “Cải cách căn bản, triệt để và phát triển tồn

diện hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt được trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN, tạo nền tảng xây dựng được hệ thống tổ chức tín dụng hiện đại đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Phương châm hành động của các tổ chức tín dụng là: “An tồn -

Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập kinh tế quốc tế” [17].

Do vậy, phương hướng đẩy mạnh huy động vốn nói chung khơng chỉ là yêu cầu đáp ứng hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng, mà còn là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trước yêu cầu thực hiện Chủ trương, chính sách về đường hướng phát triển kinh tế của đất nước và đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam với vai trị, vị thế trên thị trường tài chính, tiền tệ ở khu vực nơng thôn. Như chúng ta đã biết, khu vực nông nghiệp, nông thôn là một khu vực rất rộng lớn, thực trạng nông nghiệp, nơng thơn cịn rất nhiều khó khăn (Việt Nam là nền kinh tế lúa nước, khu vực

nông nghiệp nông thôn chiếm hơn 70% dân số và hơn 72% lực lượng lao động). Từ bối cảnh trên, hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng

No&PTNT so với các NHTM Nhà nước đã phải gặp nhiều khó khăn lại càng khó khăn, thách thức lớn.

Dựa vào định hướng chiến lược “phát triển nông - ngư - lâm nghiệp

tồn diện theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với vấn đề nơng dân, nơng thôn” của Đảng và Nhà nước; triển khai thực hiện Nghị quyết số

26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X) về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thôn, với nội dung Nghị quyết đã xác định: “Nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phịng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”; “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nơng thơn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội…” [1] và nhằm mục tiêu xây dựng Ngân hàng No&PTNT Việt Nam trở thành một tổ chức tín dụng hàng đầu, giữ vai trị chủ đạo, chủ lực trên thị trường tiền tệ ở khu vực nơng nghiệp, nơng thơn; có thương hiệu mạnh, đủ năng lực tài chính để cạnh tranh và thích ứng nhanh với q trình hội nhập, ngay từ cuối năm 2008, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện Đề án: “Ngân hàng No&PTNT Việt Nam mở rộng và nâng cao hiệu

quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Trong đó: Nhận thức rõ về vai trị, tầm quan trọng của

nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn tự huy động, nên đã đưa ra nhiều biện pháp, hình thức, thể loại với phương châm “đi vay để cho vay” vừa có tính chiến lược, vừa có tính thiết thực để huy động tối đa nguồn vốn trong dân cư và nền kinh tế. Gắn với việc mở rộng màng lưới nông thôn để huy động những khoản tiền gửi nhỏ, lẻ của dân cư với việc xây dựng và triển khai thực hiện đề án kinh doanh trên địa bàn đô thị, khai thác tối đa nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức và cá nhân, trong đó chủ lực là trên 2 địa bàn thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh nhằm chủ động cân đối, bổ sung vốn cho khu vực Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long nhằm thực hiện thu mua cá tra, lương thực, cà phê… xuất khẩu và tạm trữ. Phấn đấu đến năm 2010 tăng trưởng bình quân về nguồn vốn huy động từ 18% - 20%/năm, các năm sau tăng trưởng bình quân

từ 16% - 18%/năm. Đặc biệt là các nguồn vốn có tính ổn định cao và có thời hạn gửi dài, nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn của nền kinh tế theo hướng:

- Linh hoạt về lãi suất theo vùng, miền và theo từng thời điểm.

- Đa dạng về hình thức huy động (tiết kiệm, tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…); cung ứng kịp thời các sản phẩm tiền gửi cho khách hàng (có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, trả lãi trước, bảo đảm bằng vàng, quay số dự thưởng…).

- Huy động từ nguồn tiền trong nước (tiền gửi dân cư, các tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp…) và nước ngồi (vay ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức, cá nhân, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức như: WB, ADB, các tổ chức phi chính phủ khác…); vay thị trường liên ngân hàng khi cần thiết.

- Huy động nhiều loại tiền tệ (nội tệ, ngoại tệ).

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển kinh doanh tại các đô thị loại 1, loại 2 để tạo nguồn vốn cân đối, điều hịa cho các vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long, Tây nguyên, các tỉnh duyên hải Miền Trung.

Một phần của tài liệu huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w