- Áp dụng chính sách chăm sóc khách hàng cho từng nhóm đối tượng;
2.2.1. Về tăng trưởng nguồn vốn huy động hàng năm
Trong những năm vừa qua, tình trạng thiếu vốn là vấn đề rất nóng bỏng, thị trường tiền tệ ln rơi vào tình trạng căng thẳng về vốn, các ngân hàng cạnh tranh với nhau bằng cách đồng loạt nâng lãi suất huy động và kèm theo một số tiện ích khác nhằm thu hút khách hàng, thậm chí một số ngân hàng dùng biện pháp hoán đổi ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước.
Trong bối cảnh đó, để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước nói chung và thực hiện phương hướng phát triển kinh tế - xã hội thông qua các Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng bộ quận lần thứ II, III, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT quận Sơn Trà đã xác định huy động vốn là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của mình và là chiến lược lâu dài, quyết định đến quy mơ tài sản có và có điều kiện để góp phần quan trọng phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, tạo ra lợi nhuận ngân hàng.
Từ năm 1997 đến nay, toàn thể cán bộ công nhân viên chức - người lao động tại Chi nhánh đã có nhiều cố gắng phát huy nội lực, tích cực chủ động khai thác tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và dân cư thơng qua việc tích cực đẩy mạnh cơng tác huy động vốn, khuyến khích các cá nhân, các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi, chú trọng việc mở rộng mạng lưới như: thành lập các phòng giao dịch, các tổ huy động vốn tại các cụm dân cư, các ban giải tỏa đền bù; thực hiện tốt khâu vận
chuyển tiền, kiểm đếm tiền khi khách hàng có u cầu, thực hiện chính sách khuyến mãi, hậu mãi; thực hiện chi trả thông qua tài khoản ngân hàng; áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với khung lãi suất do ngân hàng cấp trên chỉ đạo từng thời kỳ. Bên cạnh các nghiệp vụ huy động truyền thống, Chi nhánh mạnh dạn áp dụng nhiều hình thức huy động đa dạng, phong phú cả về vốn nội tệ và ngoại tệ… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi… nhờ đó nguồn vốn huy động tại Chi nhánh tăng nhanh, chủ động trong việc cân đối vốn, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, hồn thành tốt kế hoạch kinh doanh hằng năm do ngân hàng cấp trên giao. Cụ thể ta có bảng số liệu:
Bảng 2.1: Động thái nguồn vốn huy động từ 1997 đến 30.09.2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Tiền gửi các tổ chức Tiền gửi tiếtkiệm dân cư Tiền gửiTCTD Tổng cộng
1997 5,264 5,353 0,000 10,617 1998 17,891 8,552 0,041 26,484 1999 25,933 13,308 0,162 39,403 2000 49,099 19,123 0,092 68,314 2001 104,812 34,688 0,101 139,601 2002 101,945 77,000 0,01 5 178,960 2003 121,754 128,65 0 0,231 250,635 2004 112,924 140,101 0,57 8 253,603 2005 118,248 150,76 6 0,081 269,095 2006 121,120 154,52 3 0,141 275,784 2007 102,415 183,998 0,189 286,602
2008 72,235 224,738 0,228 297,2012009 48,154 253,63 2009 48,154 253,63 7 0,25 1 302,042 2010 99,148 322,482 0,299 421,929 Nguồn: [3].
Số liệu nêu trên được phản ảnh qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Động thái nguồn vốn huy động từ 1997 đến 30.09.2010
Các số liệu kể trên cho thấy, từ năm 1997 đến 30.09.2010 chi nhánh đã thu hút được 10.501 tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức và cá nhân và 6.476 khách hàng gửi tiền tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu. Nguồn vốn tự huy động tại Chi nhánh có tốc độ tăng 80,15 lần so với cuối năm 1997. Trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 322,482 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 76,43% trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi từ các tổ chức đạt 99,148 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,50%. Tiền gửi vay của tổ chức tín dụng đạt 0,299 tỷ đồng, chiếm 0,07%. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước nhiều lần điều chỉnh giảm mức lãi suất huy động nhưng tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn ln có xu hướng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 38,69%/năm, cụ thể:
Tốc độ tăng liên hoàn từ năm 1997 đến 30.09.2010 cho thấy: năm 1998/1997 là 149,45%; năm 1999/1998 là -0,31%; năm 2000/1999 là 158,74%; năm 2001/2000 là 104,35%; năm 2002/2001 là 28,19%; năm 2003/2002 là 40,05%; năm 2004/2003 là 1,18%; năm 2005/2004 là 6,11%; năm 2006/2005 là 2,49%; năm 2007/2006 là 3,92%; năm 2008/2007 là 3,70%; năm 2009/2008 là 1,63%; đến 30.09.2010 so với đầu năm tốc độ tăng là 39,69%.
Trong một số năm tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động đạt mức trên 100% có nguyên nhân từ nỗ lực của bản thân đơn vị từ khi được nâng cấp thành lập từ một Phòng giao dịch lên Chi nhánh ngân hàng cấp 2. Thông qua công tác tuyên truyền tiếp thị khách hàng, bước đầu Chi nhánh đã tạo được miềm tin đối với khách hàng. Đồng thời, khi kết cấu hạ tầng của quận chưa phát triển, hoạt động của Chi nhánh có lợi thế là đang ở chế độ “độc tôn” nên mọi nguồn lực về vốn nhàn rỗi trên địa bàn được Chi nhánh tập trung thu hút. Tuy nhiên, mức độ thanh toán nhất là các nguồn vốn huy động từ các tổ chức chưa cao.
Theo sự hoàn thiện, phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng của quận và thành phố, đặc biệt là sau khi cầu Sông Hàn đưa vào sử dụng nối liền giữa phía Đơng và phía Tây thành phố Đà Nẵng, hoạt động kinh tế trở nên sôi động hơn, các NHTM khác cũng lần lượt sang địa bàn quận Sơn Trà mở chi nhánh. Thị phần huy động vốn lúc này bị chia xẻ, bởi tính cạnh tranh giành giật, thu hút khách hàng ngày một cao, nhất là cạnh tranh về mặt lãi suất huy động giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, do dựa vào sự tin tưởng giữa khách hàng với Chi nhánh, đây là thành quả bao năm hun đúc lại, Chi nhánh đã không ngừng đề ra các giải pháp huy động vốn hiệu quả trên cơ sở xây dựng, bổ sung chiến lược khách hàng hằng năm… nên các năm về sau Chi nhánh không những giữ được lượng khách hàng truyền thống mà còn phát triển được khách hàng mới, nguồn vốn huy động ln có xu hướng tăng trưởng, nhưng mức độ tăng về tương đối không cao bằng các năm trước đó.