Môi trường kinh tế, chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 26 - 28)

Mơi trường kinh tế: tình hình phát triển của nền kinh tế có tác động trực

tiếp đến hoạt động của ngân hàng nói chung và đến hoạt động huy động vốn nói riêng. Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, thu nhập của người dân được đảm bảo và ổn định thì nhu cầu tích luỹ của dân cư cao hơn từ đó khả năng huy động vốn của ngân hàng sẽ được mở rộng ra. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế cao và ổn định kéo theo sự gia tăng nhu cầu về vốn đầu tư, từ đó ngân hàng có thể tăng lãi suất huy động kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng để tạo nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thối, thu nhập thực tế của người lao động giảm và ngày càng biến động, điều này sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng vào sự ổn định của đồng tiền hơn nữa khi thu nhập thấp thì lượng tiền nhàn rỗi trong tồn nền kinh tế sẽ giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã ký thác vào hệ thống ngân hàng cịn có nguy sơ bị rút ra. Khi đó ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong cơng tác huy động vốn, quản ký dự trữ và củng cố lòng tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng.

Tình hình lạm phát, thất nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Lạm phát cao có thể làm cho cả người cho vay cũng như những người đi vay đều bị thiệt hại, làm cho lòng tin của người dân vào ngân hàng giảm xuống, gây khó khăn cho cơng tác huy động vốn. Như vậy, sự phát triển kinh tế ổn định và bền vững là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.

Mơi trường chính trị - xã hội: bên cạnh sự biến động của yếu tố kinh tế

thì tình hình chính trị - xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Thực tế cho thấy, những bất ổn về chính trị, xã hội thường làm cho người dân có xu hướng mua vàng để dự trữ làm cho thị trường vàng sốt giá, lượng tiền tăng mạnh trên thị trường tự do mà không chảy vào ngân hàng. Điều đó cho thấy sự ổn định chính trị trong một quốc gia cũng như trên thế giới ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý tiết kiệm, tiêu dùng của dân cư thay vì cho ngân hàng vay thì người ta lại đầu tư, tiết kiệm dưới các hình thức khác, gây bất ổn cho nền kinh tế, công tác huy động vốn của ngân hàng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, vấn đề dịch bệnh nguy hiểm có tính chất tồn cầu đã làm tăng sự hoang mang, lo sợ trong dân chúng. Qua đó làm cho hoạt động đầu tư kinh doanh giảm xuống, ảnh hưởng dây chuyền đến hoạt động của ngân hàng.

Yếu tố về lòng tin, tâm lý, thói quen, tập qn của cơng chúng:

Về lịng tin, tâm lý: ngay sau công cuộc đổi mới lại hệ thống ngân hàng

năm 1998, nền kinh tế Việt Nam đã phải đối đầu với một tốc độ lạm phát phi mã trên 700%. Một loạt các ngân hàng và tổ chức tín dụng mới được khai sinh đã đi vào con đường nợ nần và phá sản năm 1990, hàng chục ngàn người lâm vào cảnh mất tiền, mất việc trong thời kỳ này. Điều này là một đòn rất mạnh đánh vào lòng tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng No&PTNT nói riêng.

Trong điều kiện lạm phát đã được kiểm soát, người dân sẽ yên tâm hơn trong việc gửi tiền vào ngân hàng. Do vậy để có thể hoạt động được thì tất yếu các ngân hàng cần phải làm thế nào để xây dựng được lịng tin trong cơng chúng thật vững chắc, đây là một nhân tố khơng thể thiếu được. Ngồi ra, việc phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ khác nhau thì yếu tố tâm lý, văn hoá và lối sống cũng khác nhau. Do đó, ngân hàng phải nắm bắt được yếu tố tâm lý của dân từ đó để đưa ra các hình thức huy động vốn phù hợp.

Tập qn, thói quen: Tập quán thói quen của cơng chúng có ảnh hưởng

không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng, mà trước tiên là ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Chẳng hạn người dân có thói quen sử dụng tiền để mua ôtô, xe máy, đi du lịch, vào nhà hàng, hoặc đổi các đồng tiền bản tệ ra các đồng tiền mạnh (ngoại tệ) hay cất trữ vàng bạc, mua bất động sản… là những tài sản có tính ổn định cao hơn... thay vì gửi tiền vào ngân hàng. Thêm vào đó thơng tin về ngân hàng cịn q ít với người dân, khiến phần lớn công chúng chưa quen với việc gửi tiền cũng như thực hiện các giao dịch qua ngân hàng, dẫn đến việc nhiều nguồn tiền dự trữ trong dân không chạy qua ngân hàng được. Do vậy để nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn các ngân hàng phải có những biện pháp nhằm thay đổi dần thói quen, tập quán đó trong dân chúng.

Một phần của tài liệu huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 26 - 28)