Nội dung tuyên truyền là biểu hiện cụ thể của mục đích, nhiệm vụ của tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tuyên truyền. Người nghe tham gia các hội nghị tuyên truyền miệng vì nhu cầu thơng tin. Qua tiếp nhận thơng tin, người nghe có được những tri thức làm cơ sở cho sự thay đổi nhận thức, thái độ từ đó chuyển thành hành động thực tiễn. Nội dung tuyên truyền tác động đến người nghe như sau:
Một là, những thơng tin đầy đủ, chính xác về các sự kiện, các chủ
trương, định hướng, của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước sẽ có tác động tốt đến người nghe. Ví dụ, khi giới thiệu nghị quyết của Đảng cần
làm rõ hồn cảnh và q trình hình thành nghị quyết; phân tích rõ nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, khuyết điểm; chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp giải quyết vấn đề; cách thức tổ chức thực hiện… Với những bài tuyên truyền miệng về một vấn đề, sự kiện... cần làm rõ bối cảnh của sự kiện, quá trình diễn ra sự kiện; nguyên nhân của sự kiện; phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng và ảnh hưởng của sự kiện; đánh giá dư luận trong và ngoài nước về sự kiện… để định hướng dư luận, uốn nắn thông tin sai lệch. Việc trình bày các luận điểm trên có lý lẽ, có dẫn chứng bằng các số liệu, sự việc vừa đủ, giúp người nghe tiếp nhận một cách thuận lợi, phù hợp với logíc nhận thức của họ.
Hai là, nội dung tuyên truyền phải tạo được sự chú ý của người nghe.
Chỉ khi có sự tập trung chú ý người nghe mới tiếp nhận được thông tin, hoạt động tuyên truyền mới đạt được hiệu quả mong muốn.
Nội dung tuyên truyền phải chứa đựng những thơng tin mới, vì thơng tin chỉ có ý nghĩa với người nghe khi nó có những yếu tố mà người ta chưa biết. Vì vậy, khi trình bày nội dung tuyên truyền cần phân tích sâu từng luận điểm, từng sự kiện tuyên truyền, không dừng lại ở những nội dung, câu, từ quá quen thuộc. Báo cáo viên cần chú ý nhấn mạnh những quan điểm mới, kế hoạch mới, quy định mới, có so sánh với những nội dung tương ứng trước đó. Khi tuyên truyền về các sự kiện thời sự quốc tế cần chú ý phân tích lịch sử của sự kiện, dự báo xu hướng diễn biến của sự kiện, như là những yếu tố mới, vì nhiều sự kiện, vấn đề người nghe đã thu nhận được từ những nguồn thơng tin khác, nhưng chưa hiểu nguồn gốc của nó. Đơi khi, một vài thơng tin lẻ, mới lạ, có quan hệ với sự kiện, nhân vật đang được thông tin được đưa ra đúng lúc có ảnh hưởng đến sự tiếp nhận của người nghe. Tuy nhiên cũng cần tránh xu hướng sử dụng những chi tiết lạ, giật gân quá nhiều, làm lỗng các thơng tin chính thức.
Ba là, nội dung thông tin tuyên truyền phải đáp ứng được nhu cầu
hoạt động nhận thức. Những người nghe trong hoạt động tuyên truyền miệng thường là những nhóm người có nhu cầu đa dạng về thơng tin. Do vậy báo cáo viên phải biết lựa chọn những nội dung phù hợp với các nhu cầu đa dạng đó.
Nội dung thơng tin phù hợp với nhu cầu trước hết phải là những nội dung giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc, lo lắng của số đông người nghe, gắn với đời sống vật chất và tinh thần của họ; những sự việc, sự kiện ảnh hưởng đến cuộc sống của họ… Nội dung thông tin phù hợp với nhu cầu người nghe cịn là những thơng tin giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc của họ. Vì vậy, cũng với nội dung tuyên truyền chung, báo cáo viên phải chú ý đến những nội dung thông tin phù hợp với đa số người nghe, đồng thời có chú ý đến nhu cầu của những nhóm đối tượng khác.
Từ mục đích định hướng hoạt động cho người nghe, nội dung tuyên truyền nào chỉ ra phương hướng hoạt động của người nghe sẽ thu hút được sự chú ý của họ. Báo cáo viên cần căn cứ vào nhiệm vụ của địa phương, của ngành để triển khai, cụ thể hố các chỉ thị, nghị quyết, phân tích các phương hướng, giải pháp, gợi ý những việc làm cụ thể giúp người nghe giải quyết những nhiệm vụ của họ trong thực tiễn.
Bốn là, trong giai đoạn hiện nay khi kỹ thuật truyền thông đã phát triển
ở trình độ cao; khi kẻ thù tư tưởng tăng cường các hoạt động thông tin chống phá cách mạng nước ta, tuyên truyền miệng cần có những nội dung phê phán những luận điệu tuyên truyền của địch. Người báo cáo viên viên cần vững vàng về tư tưởng, lồng ghép vào các nội dung tuyên truyền khác nhau để vạch trần các thông tin xuyên tạc, phản động. Trong hoạt động này, báo cáo viên cần dự báo, dự đoán ảnh hưởng đến tư tưởng quần chúng của các kênh thông tin trái chiều để có kế hoạch, nội dung ngăn chặn, phản ứng tích hợp. Mặt khác, những nội dung tuyên truyền của địch mà đa số người nghe khơng biết thì cũng khơng nên nói.