- Cà Mau là tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây Nam bộ. Cà Mau được biết đến như một vùng đất xa xơi, hẻo lánh, nơi có mũi Cà Mau, điểm mốc cuối cùng trên đất liền phía Nam của Việt Nam. Phía Bắc, Cà Mau giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu, phía Đơng và phía Nam giáp biển Đơng, phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Cà Mau có đường bờ biển dài 254 km chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước.
Cà Mau có diện tích tự nhiên là 5.331,7 km2, lớn thứ hai trong các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, sau tỉnh Kiên Giang. Cà Mau có địa hình bằng phẳng, sơng ngịi chằng chịt, đất đai phì nhiêu. Địa hình tồn tỉnh có độ cao thấp, thường xuyên ngập nước. Đặc biệt ở Cà Mau hệ thống rừng ngập nước nằm sâu trong nội địa, với diện tích 100 nghìn ha, chiếm 77% diện tích ngập mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là hệ sinh thái tiềm năng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đa dạng.
Vùng biển Cà Mau rộng 71 nghìn km2, độ sâu trung bình từ 30m – 35m có nguồn tài nguyên dồi dào, với trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng
loại, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao, thuận lợi cho nuôi trông thuỷ hải sản. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2007, tỉnh Cà Mau có 279,2 nghìn ha diện tích mặt nước ni trồng hải sản, là điều kiện rất thuận lợi cho Cà Mau phát triển kinh tế biển.
Về khí hậu thuỷ văn, Cà Mau nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa cận đới. Khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô tư tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình 26,5 độ. Lượng mưa ở Cà Mau cao nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đến 165 ngày/ năm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, theo từng đợt, có đợt kéo dài 15 ngày - 20 ngày, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội.
Cà Mau có hệ thống sơng ngịi chằng chịt, thuận lợi cho giao thơng thuỷ, nhưng tạo ra sự chia cắt các vùng và khó khăn cho giao thơng đường bộ. Tổng chiều dài sông rạch ở Cà Mau hơn 7.000 km, với mật độ 1,34 km/km2, cao nhất cả nước. Với địa hình như trên, ở Cà Mau giao thơng đường bộ gặp khó khăn và đường thuỷ là hình thức giao thơng phổ biến. Các tuyến giao thông thuỷ chủ yếu là Cà Mau - Ngã 7 Phụng Hiệp - Cần Thơ, Sài Gòn; Thành phố Cà Mau - Trung tâm các huyện - Đất Mũi, Thành phố Cà Mau - Tân Ân; Thành phố Cà Mau - Rạch giá. Các khu dân cư vùng thấp chủ yếu liên hệ với nhau qua đường thuỷ. Từ năm 1999, đường hàng không đến Cà Mau được hoạt động trở lại, đến nay hàng ngày có các chuyến bay Cà Mau – Thành phố Hồ Chí Minh.