Ảnh hưởng của phương pháp, nghệ thuật tuyên truyền miệng

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong hoạt động tuyên truyền ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 28 - 30)

miệng

Phương pháp tuyên truyền của báo cáo viên có vai trò hết sức quan trọng đến nhận thức của người nghe, hiệu quả của tuyên truyền miệng.

Một là, vấn đề sử dụng ngơn ngữ nói trong hoạt động tuyên truyền miệng.

Báo cáo viên phải có nghệ thuật trong sử dụng ngơn ngữ nói, bởi ngơn ngữ nói là phương tiện chủ yếu, là yếu tố trực tiếp tác động đến người nghe, được sử dụng dưới hai hình thức là độc thoại và đối thoại.

- Yêu cầu về ngôn ngữ đối với báo cáo viên là phải rõ ràng, chính xác, giúp người nghe hiểu đúng vấn đề định nói. Từ ngữ báo cáo viên dùng phải trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ người nghe. Phải tránh dùng những từ ngữ khó hiểu, không phù hợp với đối tượng. Đặc biệt phải chú ý khi dùng các từ địa phương, tránh lạm dụng gây phản cảm, bởi “chửi cha không bằng pha tiếng”…

- Ngôn ngữ được sử dụng với cường độ vừa phải, vì nói nhỏ gây khó khăn cho người nghe, nói q lớn vừa làm mất sức báo cáo viên, vừa gây nên mệt mỏi ức chế cho người nghe. Lời nói cần có nhịp độ thay đổi, tuỳ theo nội dung, tránh đều đều từ đầu đến cuối làm cho người nghe dễ buồn ngủ. Tốc độ nói của báo cáo viên phải phù hợp với khả năng nhận thức của người nghe. Với nhóm người có trình độ nhận thức cao cần nói nhanh hơn so với người nhận thức chậm. Việc sử dụng từ ngữ phải chú ý đến tính hình ảnh, gây được cảm xúc tích cực với người nghe. Việc sử dụng từ khơng rõ, sáo mịn... sẽ khơng có tác dụng, thậm chí làm người nghe khó hiểu hoặc hiểu sai ý đồ của người nói.

- Khi trình bày vấn đề, báo cáo viên cần kết hợp giữa độc thoại và đối thoại, có thể đưa ra những câu hỏi để tự trả lời, câu hỏi định hướng tư duy cho người nghe hoặc để trao đổi trực tiếp với họ. Báo cáo viên cần biết sử dụng

điểm ngừng nói để tập trung sự chú ý của người nghe và điều chỉnh khơng khí, tâm lý trong hội trường.

- Những tật nói cần phải tránh trong khi báo cáo là nói lắp, nói ngọng, dùng từ ngữ khơng thích hợp gây phản ứng khơng tốt với người nghe.

Hai là, về tính logic, khoa học trong bài nói.

Để người nghe có thể tiếp thu tốt thơng tin và có thể định hướng thơng tin tun truyền, bài trình bày của báo cáo viên phải logic, có tính khoa học.

- Tính khoa học trong chuyển tải thơng tin u cầu báo cáo viên phải biết trình bày các vấn đề một cách logíc. Các luận điểm tuyên truyền cần được thực hiện một cách rõ ràng, mạch lạc. Ở từng luận điểm, báo cáo viên phải có mở đầu, phân tích, chứng minh, kết thúc hợp lý, có dẫn dắt để tới những luận điểm khác.

- Để tác động định hướng người nghe, báo cáo viên phải chú ý đến những luận điểm quan trọng, luận điểm mới bằng cách đưa nội dung này vào mở đầu hoặc kết luận, có thể lặp lại các ý chính một cách phù hợp. Đặc biệt chú ý sử dụng có hiệu quả lời kết luận, vì nó khái quát những nội dung cơ bản, khêu gợi sự suy nghĩ và cổ vũ hành động của người nghe.

Ba là, phương pháp sử dụng các yếu tố “phi ngôn ngữ”.

Trong quá trình tuyên truyền, báo cáo viên cần phải sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như nét mặt, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười một cách thích hợp. Các yếu tố này tác động vào thị giác của người nghe, bổ sung cho ý nghĩa của nội dung qua lời nói của báo cáo viên. Tuy nhiên, sự khiên cưỡng, thái quá hoặc không phù hợp đều tạo phản ảnh tiêu cực với người nghe.

Bốn là, phương pháp tiếp nhận thông tin “ngược” từ người nghe.

Một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong phương pháp, nghệ thuật tuyên truyền là việc thu nhận thơng tin ngược từ phía người nghe. Khi nghe báo cáo viên thuyết trình, người nghe ln biểu lộ sự hứng thú, phản ứng tâm lý của mình thơng qua nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, hành vi của họ.

Người nghe có thể có những phản ứng bằng âm thanh, như ồn ào, huýt sáo hoặc trật tự, im lặng. Từ việc thu nhận thơng tin ngược đó, báo cáo viên phải biết điều chỉnh nội dung, cách nói phù hợp với người nghe, tạo nên bầu khơng khí tích cực trong hội trường. Do vậy, báo cáo viên phải biết quan sát, bao quát hội trường, tránh lơ đãng, thờ ơ với tập thể người nghe.

Năm là, về sự phù hợp với đối tượng.

Xuất phát từ u cầu của đối tượng để có phương pháp trình bày phù hợp là một trong những yếu tố quyết định của sự thành công trong tuyên truyền miệng. Trong điều kiện đối tượng đa dạng, cần tìm hiểu để nắm được những yêu cầu chung của số đơng để có cách tiếp cận hợp lý. Phương pháp tuyên truyền có ảnh hưởng tốt đến người nghe là phương pháp thích hợp với họ, do vậy để sử dụng các phương pháp này một cách hiệu quả, báo cáo viên phải tìm hiểu người nghe một cách cẩn thận.

Nội dung tìm hiểu đó gồm: Những đặc điểm về mặt xã hội, như giai cấp, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo; những đặc điểm về nhận thức, như trình độ học vấn, đặc điểm nhận thức; những đặc điểm tâm lý, như quan điểm, thái độ với nội dung tuyên truyền, tâm trạng, tâm thế của người nghe; nhu cầu thị hiếu của người nghe…

Ngoài những điểm cần chú ý nêu trên, các phương pháp gợi mở, kích thích tính tích cực của người nghe, giúp người nghe mạnh dạn tham gia trao đổi cũng hết sức quan trọng. Báo cáo viên cần cởi mở, thể hiện sự sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến của người nghe và trả lời các ý kiến của người nghe một cách rõ ràng, thẳng thắn.

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong hoạt động tuyên truyền ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 28 - 30)