Dân số và đặc điểm cư trú

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong hoạt động tuyên truyền ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 42 - 43)

Cà Mau là tỉnh đất rộng, người thưa, cư dân được hình thành muộn và chủ yếu là di cư từ các vùng khác đến. Theo Tổng cục Thống kê, năm 1995 dân số toàn tỉnh là 1.041.800 người; đến năm 2009 lên đến 1.207.000 người. Mật độ dân số trung bình là 226 người/km2, thấp nhất trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (226 người so với 425 người / km2).

- Mật độ dân số thưa, nhưng lại được phân bố không đều giữa các địa phương: ở Thành phố Cà Mau mật độ 790 người /km2; huyện Cái Nước 346 người /km2; huyện Trần Văn Thời 271 người /km2; còn các huyện U Minh và Ngọc Hiển chỉ có 119 người và 105 người /km2, địa hình chia cắt bởi sơng rạch, dân cư sống rải rác dọc theo các bờ sông làm nghề khai thác thuỷ sản...

Dân số Cà Mau xét theo độ tuổi là dân số trẻ, phần lớn được sinh sau 1975, không trải qua chiến tranh. Trình độ lao động có chun mơn, kỹ thuật qua đào tạo rất thấp so với các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Về dân tộc: Cà Mau là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, như Kinh, Khmer, Hoa, Tày, Thái, Mường…nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh, chiếm 97,2%, phân bố ở tất cả các địa phương trong tỉnh.

Về trình độ dân trí, Tỉnh đã đạt phổ cập tiểu học năm 1998. Tỷ lệ người biết chữ trong tỉnh là 95%. Số người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học ở tỉnh khá thấp, chỉ đạt 0,6% dân số, một tỷ lệ thấp so với cả nước và với yêu cầu phát triển của Tỉnh.

Từ những điều kiện địa lý nêu trên, có thể thấy với vùng đất mới rộng lớn và địa hình sơng nước, khí hậu hai mùa đặc thù có tác động lớn đến hoạt động tuyên truyền miệng của các báo cáo viên.

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong hoạt động tuyên truyền ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 42 - 43)