Ảnh hưởng của phong cách, uy tín, nhân cách của báo cáo viên

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong hoạt động tuyên truyền ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 30 - 32)

cách của báo cáo viên

Với tư cách là chủ thể hoạt động, tuy không phải là yếu tố quyết định so với nội dung, nhưng phong cách, uy tín, nhân cách của báo cáo viên có ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả tuyên truyền miệng.

Phong cách tiếp xúc của báo cáo viên trong giao tiếp trực tiếp với người nghe sẽ tạo ra tâm trạng tích cực hay tiêu cực ở người nghe. Ngay từ khi báo cáo viên mới xuất hiện, người nghe chú ý ngay đến cách đi đứng, ăn mặc, cử chỉ, nét mặt… Phong cách chững chạc, đàng hoàng, tự tin của báo cáo viên sẽ tăng thêm độ tin cậy của người nghe và ngược lại, sự hấp tấp, vội vàng, thiếu tự tin sẽ có ảnh hưởng ngược lại. Cách ăn mặc của báo cáo viên phải phù hợp với các nhóm đối tượng tuyên truyền, bởi bất cứ sự thể hiện thái quá đặc biệt nào đều ảnh hưởng, làm phân tán sự chú ý của người nghe với nội dung trình bày. Thái độ tơn trọng người nghe, sẵn sàng đối thoại với họ một cách dân chủ, bình đẳng tác động rất mạnh đến tâm trạng người nghe.

- Uy tín của báo cáo viên cũng tác động nhiều đến tâm lý người nghe, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tuyên truyền. Trong hoạt động này, ngồi tác động của thơng tin trong giao tiếp trực tiếp cịn có sức mạnh của hiện tượng “ám thị” từ phía báo cáo viên. Khi uy tín của báo cáo viên càng lớn, tác dụng của hiện tượng này càng lớn. Uy tín của người báo cáo viên thường được xây dựng trong hoạt động công tác cùng với người nghe; nhưng còn được thiết lập từ chức vụ của họ trong hệ thống lãnh đạo các tổ chức Đảng và chính quyền. Điều chủ yếu đối với hoạt động tuyên truyền miệng là uy tín của báo cáo viên được đánh giá thơng qua các buổi tuyên truyền trước đó của báo cáo viên mà họ được nghe. Do vậy, báo cáo viên tham gia vào hoạt động tuyên truyền miệng cần thường xuyên trau dồi năng lực, nghiệp vụ, thường xuyên học tập, bổ sung tri thức về mọi mặt, cả lý luận và thực tiễn, tạo cho mình một uy tín của báo cáo viên, được mọi người tin tưởng, mến mộ.

- Trong hoạt động tuyên truyền miệng một hiện tượng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động là ảnh hưởng của các danh thiếp. Lời giới thiệu của ban tổ chức hoặc tự giới thiệu của báo cáo viên có tác động ban đầu đến buổi báo cáo, nhưng thường chỉ là ban đầu. Nếu lời giới thiệu về báo cáo viên gắn liền

với mong muốn của người nghe về nội dung tuyên truyền thì họ sẽ háo hức chờ đợi được nghe và ngược lại. Lời giới thiệu sáo mịn, đơn giản sẽ khơng tạo ra được hiệu ứng trên. Nếu lời giới thiệu quá mức so với khả năng của báo cáo viên sẽ dẫn đến nguy cơ mất uy tín của chính bản thân báo cáo viên trong hoạt động về sau.

- Ảnh hưởng của chủ thể tuyên truyền với hiệu quả tuyên truyền còn bị tác động ở những phẩm chất, nhân cách khác của họ. Để tiếp thu được các thông tin tuyên truyền một cách sâu sắc, báo cáo viên phải có lập trường quan điểm đúng đắn, có niềm tin sâu sắc vào mục tiêu lý tưởng, vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ có như vậy báo cáo viên mới có nhiệt tình cao với hoạt động tuyên truyền, mới có thể truyền cảm niềm tin đến quần chúng.

Đạo đức, lối sống cá nhân và gia đình báo cáo viên có tác động đến người nghe. Đặc biệt với các báo cáo viên ở cơ sở, khi người nói và người nghe sống gần gũi, trực tiếp với nhau, thì ảnh của những phẩm chất đó càng mạnh. Khi đó, nội dung được báo cáo viên chuyển tải sẽ được người nghe so sánh trực tiếp với những biểu hiện tốt, xấu trong đời sống và hoạt động của họ. Nếu phẩm chất đạo đức, tư tưởng của báo cáo viên phù hợp, quần chúng sẽ được tuyên truyền, giáo dục theo ảnh hưởng nêu gương của báo cáo viên và ngược lại, nếu phẩm chất của báo cáo viên trái với nội dung tuyên truyền, định hướng cho quần chúng hành động thì những phẩm chất đó ngăn cản tính tích cực của quần chúng.

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong hoạt động tuyên truyền ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w