Sau khi chia tách tỉnh Minh Hải, tái lập tỉnh Cà Mau (11/1996) kinh tế Cà Mau có bước phát triển nhanh chóng. Tăng trưởng hàng năm đạt 13,5%. “Từ đầu năm 2006 đến nay, tỷ trọng kinh tế nông nghiệp giảm từ 52,46% xuống cịn 39,3%; xây dựng - cơng nghiệp tăng từ 24,21% lên 35,5%; dịch vụ tăng từ 23,33% lên 25,2%” [63, tr.14].
Về nông nghiệp, đất đai Cà Mau phần lớn nhiễm phèn, do vậy phải cải tạo nhiều; diện tích trồng lúa chỉ có 123.100 ha; chăn ni chưa phát triển, chỉ chiếm 11,19 % thu nhập nông nghiệp, lâm nghiệp. Tuy nhiên, thế mạnh của Cà Mau là thuỷ hải sản. Diện tích ni thuỷ sản của Cà Mau tăng nhanh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê 2007, diện tích ni thuỷ sản là 279.000 ha, bằng 27,7 % diện tích ni thuỷ sản cả nước. Riêng huyện Ngọc Hiển, kinh tế thuỷ sản thu hút hơn 60% tổng số lao động của huyện. Khai thác hải sản ở Cà Mau rất phát triển. Năm 2007, tỉnh có đến 1.354 tàu đánh bắt xa bờ (chỉ sau Kiên Giang về số lượng tàu). Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt hải sản trên địa bàn rộng, khơng theo thời gian nhất định, gây khó khăn cho hoạt động tuyên truyền.
Trong những năm gần đây công nghiệp Cà Mau phát triển nhanh chóng. Cơng nghiệp chế biến thuỷ sản đã dần dần đáp ứng được yêu cầu của người ni, đánh bắt thuỷ sản. Sự hình thành khu cơng nghiệp khí - điện - đạm góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế ở Cà Mau, đưa giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp tăng bình qn 17,8% hàng năm, góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn. Năm 2010 thu ngân sách trên toàn tỉnh đạt trên 2.000 tỷ đồng. Thị trường trong tỉnh ổn định, thị trường xuất khẩu được mở rộng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD. Các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thơng, cơng nghệ thơng tin … phát triển phong phú và đa dạng.
Sự phát triển kinh tế tích cực của Cà Mau đã góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân Cà Mau. Theo kết quả tổng điều tra đầu năm 2010,
so với năm 1997 số hộ dân được sử dụng điện tăng từ 14,4% lên 93%; nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng từ 65% lên 80% ở nông thôn và 99% ở đô thị. Báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành 6 tháng đầu năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau cho thấy, số hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 2%... Các điều kiện vật chất được cải thiện đã tạo ra những thuận lợi cho hoạt động tuyên truyền.
Về hoạt động giáo dục: Cà Mau là tỉnh “vùng sâu, vùng xa” về giáo dục. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2007, tồn tỉnh có 393 trường học phổ thông với tổng số học sinh là 206.201 em. Tổng số giáo viên là 11.034 người, trong đó giáo viên tiểu học là 5.813 người, giáo viên trung học cơ sở là 3.963 người, trung học phổ thông là 1.258 người. Đến năm 2010, quy mô trường lớp học tăng 1,5 lần, tỷ lệ trường học kiên cố và bán kiên cố tăng từ 60% lên 100%. Sự phát triển của giáo dục góp phần nâng cao trình độ dân trí của nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Về hoạt động y tế, năm 2011, tồn tỉnh có 12 bệnh viện, trong đó có 3 bệnh viện tuyến tỉnh; 4 bệnh viện đa khoa khu vực; 5 bệnh viện tuyến huyện; 94 trạm y tế xã. Tồn tỉnh có 677 bác sĩ, trong đó các xã đều có bác sĩ ở trạm y tế. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh giảm từ 1,99% xuống còn 1,2%, suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 17%. Tỷ lệ lao động xã hội được đào tạo là hơn 30%.
Nhìn chung, hoạt động văn hố, xã hội những năm gần đây có chuyển biến rõ nét, các điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành, chăm sóc y tế hưởng thụ văn hố của nhân dân được cải thiện tốt hơn. Trình độ dân trí, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Truyền thống văn hoá của các dân tộc hoà quyện với nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau, tạo thành nét văn hóa ở vùng đồng bằng sơng nước.