- Điều kiện địa lý cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả tuyên truyền.
Ở những vùng điều kiện giao thông thuận lợi, để tổ chức các hoạt động tập thể dễ dàng và thuận lợi. Ngược lại, ở những vùng sâu, vùng xa, đường giao thông, phương tiện đi lại khó khăn, sẽ cản trở hoạt động tổ chức tuyên truyền miệng và hoạt động của báo cáo viên.
- Điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến hoạt động tuyên truyền, tạo thuận lợi hay khó khăn cho việc tập trung người nghe, sự tập trung chú ý trong hội trường…, ảnh hưởng đến khả năng nói của báo cáo viên và tiếp thu của người nghe trong hoạt động tuyên truyền miệng.
- Điều kiện kinh tế - xã hội có vai trị quan trọng và tác động lớn đến hoạt động tuyên truyền miệng và báo cáo viên. Ở thành phố và những vùng
kinh tế phát triển, nhân dân có mức sống cao…, tạo ra tâm trạng tích cực của họ khi tham gia hoạt động tuyên truyền. Với những vùng như vậy, các điều kiện vật chất, như kinh phí, phương tiện tuyên truyền cũng được đáp ứng một cách dễ dàng. Ngược lại, ở những vùng khó khăn, người dân chủ yếu lo kiếm sống, dễ thờ ơ với các hoạt động chính trị, xã hội, thậm chí có những phản ứng ngược về tư tưởng với chủ thể tuyên truyền.
- Điều kiện phát triển văn hố - xã hội có tác động đến tuyên truyền miệng. Khi giáo dục phát triển, trình độ dân trí được nâng cao khả năng nhận thức của quần chúng được cải thiện thì có ảnh hưởng tốt đến hoạt động tun truyền. Khi đời sống kinh tế của người dân được nâng cao, họ có điều kiện mua sắm các phương tiện truyền thơng, do vậy họ nắm được thông tin đa dạng từ các nguồn tin ngồi hình thức tun truyền miệng. Điều này có ảnh hưởng đến hoạt động tuyên truyền miệng từ hai phía, một mặt, giúp người nghe nhận thức tốt hơn khi đã có những thơng tin được lặp lại từ báo cáo viên; mặt khác, nếu báo cáo viên khơng biết phân tích, đi sâu hơn những thơng tin từ các phương tiện khác sẽ gây ra sự nhàm chán với người nghe.
- Truyền thống là một hiện tượng tâm lý xã hội có ảnh hưởng lớn đến tuyên truyền miệng. Truyền thống cách mạng tạo ra tính tích cực hoạt động xã hội của nhân dân. Niềm tin của nhân dân với Đảng sẽ tạo ra tâm thế tích cực khi nghe các thơng tin từ báo cáo viên. Tâm trạng tích cực của quần chúng ở nơi có truyền thống cách mạng sẽ tạo ra nền tảng tâm lý cho hoạt động tuyên truyền miệng có hiệu quả. Tuy nhiên, ở nơi người dân có truyền thống cách mạng cũng thường có những phản ứng mạnh mẽ với những hiện tượng tiêu cực của cán bộ, đảng viên trong hoạt động thực tiễn. Họ muốn nghe những thơng tin có tính tích cực, chiến đấu với các hiện tượng đó từ phía báo cáo viên.
Mơi trường xã hội ở vùng có những đồng bào dân tộc ít người; vùng đồng bào có đạo cũng ảnh hưởng đến cơng tác tun truyền miệng. Ở những vùng dân
tộc ít người, hoạt động tuyên truyền miệng bị cản trở bởi khoảng cách ngơn ngữ. Trình độ dân trí ở những vùng này thường thấp, điều kiện kinh tế bị hạn hẹp. Ở những vùng cao, dân số sống khơng tập trung, có nhiều phong tục, tập qn cịn lạc hậu. Báo cáo viên ở những vùng này cần hiểu biết, sử dụng được ngôn ngữ của dân tộc để có thể đi sâu vào tâm tư, tình cảm của nhân dân, để có thể giải thích những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho quần chúng. Hơn nữa, báo cáo viên phải nắm được các phong tục tập quán của họ để tránh những cản trở tâm lý khi tiếp xúc trực tiếp với họ.
Với đồng bào có đạo, tín ngưỡng có vai trị quan trọng đến nhận thức của họ. Về bản chất, đức tin tôn giáo khơng đối lập với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Báo cáo viên cần hiểu được những quan điểm cơ bản của giáo lý và đường lối tôn giáo của Đảng để tránh vấp phải những sai lầm đáng tiếc trong quan hệ với họ.
Tiểu kết chương 1
Tuyên truyền là một hoạt động quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng. Hoạt động này có nhiều hình thức khác nhau, trong đó tun truyền miệng giữ một vai trò hết sức quan trọng. Chủ thể của hoạt động này là báo cáo viên và tuyên truyền viên, trong đó báo cáo viên là lực lượng được lựa chọn, có hệ thống từ Trung ương đến địa phương, là người phát ngơn chính thức của tổ chức đảng, là cầu nối giữa Đảng và nhân dân.
Là một hoạt động có sự giao tiếp trực tiếp, hiệu quả tuyên truyền miệng phụ thuộc vào cả chủ thể, khách thể và các điều kiện, hồn cảnh diễn ra hoạt động đó. Tuy nhiên xét trong mối quan hệ biện chứng của nó, chủ thể tuyên truyền có vai trị quyết định đến hiệu quả tun truyền. Chủ thể tuyên truyền là người có nhiệm vụ cung cấp thơng tin và định hướng thông tin cho người nghe, giúp người nghe nhận thức được đúng đắn nội dung tun truyền, tạo khơng khí tích cực đảm bảo tính thơng tin hai chiều của hoạt động. Do vậy, báo cáo viên là lực lượng hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của
hoạt động tuyên truyền. Mặt khác, khách thể tuyên truyền, các điều kiện, phương tiện vật chất, môi trường tự nhiên, xã hội nơi diễn ra hoạt động tuyên truyền cũng có tác động đến hiệu quả tuyên truyền miệng.
Để góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền miệng của báo cáo viên ở tỉnh Cà Mau, cần thiết phải nghiên cứu kỹ các vấn đề cơ bản trên, làm cơ sở cho sự vận dụng vào thực tiễn của Cà Mau hiện nay.
Chương 2