Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của báo cáo viên

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong hoạt động tuyên truyền ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 64 - 68)

phân tích các sự kiện, gắn liền đường lối chính sách với các hoạt động thực tiễn mang lại lợi ích cho người nghe; hướng dẫn cách tiếp nhận thông tin; kết hợp phê phán các hiện tượng tiêu cực, đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái một cách có lý lẻ, có tính thuyết phục. Việc xa rời thực tế hay lảng tránh các quan điểm dư luận đang quan tâm không chỉ tạo nên sự phiến diện, một chiều trong thông tin, nhiều khi mang các hiệu quả trái của trong dư luận xã hội.

Bốn là, cần chú ý đến đặc điểm tự nhiên, khí hậu của từng nhóm đối tượng.

Tổ chức hoạt động tuyên truyền vào những thời điểm thuận lợi nhất trong những hoàn cảnh cụ thể, phù hợp. Cần chú ý kết hợp hoạt động của báo cáo viên trong các hội nghị, các buổi sinh hoạt chuyên môn của các ban, ngành, trong các buổi giao ban tuần, tháng và trong hoạt động của các đồn thể chính trị, xã hội ở tỉnh, huyện, thị xã.

2.2.3.2. Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củabáo cáo viên báo cáo viên

Từ hoạt động thực tiễn của báo cáo viên, so sánh kết quả hoạt động với những yêu cầu to lớn mà mục đích tun truyền nói chung và tun truyền miệng của báo cáo viên nói riêng, có thể thấy được các mâu thuẫn đang tồn tại trong hoạt động của báo cáo viên của tỉnh Cà Mau hiện nay là:

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu tuyên truyền miệng trong công tác tư tưởng của Đảng hiện nay với nhận thức của các cấp uỷ về vai trò của tuyên truyền miệng ở địa phương. Thực tế trong đấu tranh giải phóng dân tộc, tuyên truyền miệng đã phát huy sức mạnh, động viên mọi tầng lớp, lứa tuổi lên đường giành độc lập, tự do cho dân tộc. Tuy nhiên, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế, xã hội hiện nay nhiều cấp uỷ chưa thấy được ý nghĩa của tuyên

truyền miệng, thiếu sự quan tâm trực tiếp đến đội ngũ và hoạt động của báo cáo viên, làm hệ thống này hoạt động kém hiệu quả và đơi khi mang tính hình thức.

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền với trình độ, năng lực của hệ thống báo cáo viên, liên quan trực tiếp đến việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên. Thực tế đã chứng tỏ, hiệu quả tuyên truyền miệng phụ thuộc lớn vào phẩm chất, năng lực của báo cáo viên. Mâu thuẫn này dẫn đến tình trạng tuyên truyền miệng chưa thực sự đáp ứng những yêu cầu của người dân, làm cho họ ít quan tâm đến hoạt động tuyên truyền miệng và vì vậy tuyên truyền miệng chưa đáp ứng yêu cầu tuyên truyền trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Mâu thuẫn giữa tính chuyên nghiệp của hoạt động tuyên truyền miệng với sự kiêm nhiệm của báo cáo viên các cấp hiện nay. Trong lực lượng báo cáo viên ở Cà Mau tồn tại mâu thuẫn giữa nhu cầu tập trung thời gian cho việc thu thập thông tin, chuẩn bị báo cáo, hoạt động tuyên truyền với thời gian thực tế của báo cáo viên dành cho hoạt động tuyên truyền của mình. Hoạt động báo cáo viên chưa được quán triệt rõ là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các tổ chức Đảng, chính quyền, nhiều người chỉ được xem như nghề tay trái... Mâu thuẫn này dẫn đến nhiều nhược điểm khác của các báo cáo viên như thông tin tuyên truyền chưa phong phú, phương pháp tuyên truyền chưa tích cực, mang tính áp đặt, thụ động, khả năng đối thoại của báo cáo viên hạn chế.

- Mâu thuẫn giữa nhu cầu ổn định của “nghề” báo cáo viên với tình trạng khơng ổn định của đội ngũ báo cáo viên hiện nay. Bất cứ một hoạt động nào cũng cần có thời gian và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, tích lũy những kinh nghiệm hoạt động, như nghề dạy học, nghề thầy thuốc.vv. Trong khi đó cách lựa chọn báo cáo viên lại phụ thuộc vào vị trí hoạt động lãnh đạo, chuyên mơn nhất định, do vậy, mang tính nhiệm kỳ khơng ổn định. Có người được lựa chọn vào đội ngũ một thời gian lại luân chuyển công tác, ra khỏi hoạt động này. Cũng với hoạt động mang tính nhiệm kỳ, hưởng thụ vật chất cho

báo cáo viên cịn thấp, khơng kích thích được hoạt động tuyên truyền miệng của báo cáo viên.

- Mâu thuẫn giữa nhu cầu tuyên truyền miệng đến mọi tầng lớp, đối tượng nhân dân với cách thức tổ chức tuyên truyền mang tính cục bộ cho cán bộ, đảng viên, những người đang hoạt động cho các tổ chức, cơ quan Nhà nước. Vấn đề đặt ra ở đây là, tìm được các phương thức để báo cáo viên có thể tập hợp quần chúng lao động nhằm thơng tin các tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Thực tế cho thấy, khi có những tình huống xảy ra ở một địa phương nào đó, phương thức tuyên truyền miệng giúp nhanh chóng giải quyết tư tưởng cho người dân, điều chỉnh được dư luận xã hội, ngăn chặn những thông tin do những kẻ xấu, thù địch tung ra. Mâu thuẫn này cũng thể hiện sự bất cập của hoạt động báo cáo viên với nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú của mọi người dân lao động, trong khâu tổ chức và nội dung tuyên truyền. Nói chung, việc tổ chức tuyên truyền miệng cho nhân dân đang gặp nhiều khó khăn. Cịn nội dung tun truyền cho họ thường không phù hợp với nhu cầu thông tin của họ, nên chưa lôi cuốn được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân.

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về các điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động tuyên truyền miệng được tổ chức có hiệu quả với những khả năng thực tế của địa phương về tài chính, ngân sách cho hoạt động này. Sự thiếu thốn các phương tiện kỹ thuật để thu thập thông tin và thực hiện hoạt động của báo cáo viên là một vấn đề cần được giải quyết.

Những mâu thuẫn trên được xem xét, rút ra từ thực trạng hoạt động của báo cáo viên tỉnh Cà Mau và những vấn đề cần được giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên trong công tác tuyên truyền của Đảng.

Cà Mau là một tỉnh thuộc miền Tây Nam bộ, cực Nam của Tổ quốc. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, truyền thống, cơ sở hạ tầng kỹ thuật…, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của báo cáo viên, nhưng cũng tạo ra những khó khăn lớn cho hoạt động của họ.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ và sự chỉ đạo có hệ thống từ Trung ương, hệ thống báo cáo viên Cà Mau đã được thành lập hoạt động khá đều, là cơng cụ đắc lực, có hiệu quả trên mặt cơng tác tư tưởng. Với những hoạt động của mình, đội ngũ báo cáo viên đã góp phần triển khai, tuyên truyền đường lối, Nghị quyết của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà nước, củng cố niềm tin giữa nhân dân với Đảng, tạo ra động lực tinh thần của nhân dân Cà Mau trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, sự chỉ đạo của các cấp uỷ, Ban Tuyên giáo có nơi chưa được thường xuyên, đội ngũ báo cáo viên tuy đông nhưng chất lượng không đều, nghiệp vụ tuyên truyền miệng, nghệ thuật phát biểu miệng cịn hạn chế, trình độ lý luận chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động, cịn nhiều khó khăn về các điều kiện hoạt động. Những yếu tố chủ quan trên có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tuyên truyền.

Hiện nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XIV đang mở ra một giai đoạn phát triển mới cho Cà Mau. Giai đoạn mới phát triển đòi hỏi hoạt động tuyên truyền nói chung, tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên nói riêng phải có những bước tiến mới đáp ứng với nhu cầu phát triển của tỉnh. Trên cơ sở thực trạng hoạt động của báo cáo viên, các nguyên nhân của các ưu điểm, nhược điểm của hoạt động này, cần nghiên cứu tìm ra những phương hướng giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, góp phần tích cực hơn nữa vào sự nghiệp cơng tác tư tưởng.

Chương 3

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong hoạt động tuyên truyền ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 64 - 68)