Phát huy vai trò của Ban Tuyên giáo với công tác tuyên truyền miệng

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong hoạt động tuyên truyền ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 78 - 80)

cịn có khả năng thơng báo những vấn đề nội bộ, chỉ đạo hoạt động trực tiếp cho người cán bộ, đảng viên, quần chúng về những vấn đề nhạy cảm, chưa thể và không nên đưa trên thông tin đại chúng. Tăng cường hoạt động của đội ngũ báo cáo viên góp phần tạo ra sự thống nhất tư tưởng của Đảng, tạo ra sự gắn bó giữa Đảng và nhân dân do vậy tạo ra được sức mạnh để giành thắng lợi trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Ba là, đổi mới công tác chỉ đạo hoạt động của đội ngũ báo cáo viên.

Trước hết, cấp uỷ Đảng phải quan tâm thực sự đến việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, khắc phục tình trạng một số nơi cịn “khốn trắng” cho Ban Tuyên giáo cấp uỷ. Cấp uỷ đảng cần chú trọng hơn việc chỉ đạo nội dung hoạt động của báo cáo viên phục vụ nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ và từng địa bàn, nhất là khi ở địa phương có những sự việc, sự kiện, tình hình đột xuất, cần phải định hướng tư tưởng.

Tỉnh uỷ tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên của tỉnh về mức độ nhận thức của cấp uỷ, cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trị của cơng tác tun truyền miệng; sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ các cấp trực thuộc về xây dựng, kiện toàn, củng cố và tổ chức quản lý hoạt động của đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền viên của Đảng.

Tỉnh uỷ ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích cho hoạt động báo cáo viên, tạo cho báo cáo viên những điều kiện vật chất thuận lợi trong hoạt động của họ.

Sự chỉ đạo hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, theo Hướng dẫn số 28 - HD/BTGTW ngày 28/1/2008, là nhiệm vụ của cấp uỷ, nhưng “trước hết là Bí thư cấp uỷ các cấp”.

3.2.2.2. Phát huy vai trò của Ban Tuyên giáo với công tác tuyêntruyền miệng truyền miệng

Trong cuốn “Một số vấn đề lý luận và nghiệp vụ của công tác tư tưởng” tác giả Phạm Quang Nghị viết: “Bài học kinh nghiệm và thực tiễn khẳng định: sự lãnh chỉ đạo đúng đắn của cấp uỷ, công tác quản lý, điều hành của Ban Tuyên giáo - cơ quan tham mưu cho cấp uỷ - là nhân tố quyết định đối với kết quả của công tác tuyên truyền miệng” [50, tr.137].

Để phát huy vai trò của Ban Tuyên giáo với hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, trước hết cấp uỷ cần xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Ban Tuyên giáo cấp uỷ với hoạt động này. Thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư khóa X, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ cần đánh giá về các nội dung hoạt động, từ tham mưu cho cấp uỷ đến các hoạt động trực tiếp tổ chức hoạt động, cung cấp thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ, hướng dẫn hoạt động tuyên truyền miệng ở cơ sở... Trước mắt, Ban Tuyên giáo rút kinh nghiệm và đổi mới các hoạt động sau:

Một là, xem xét, đánh giá lại đội ngũ báo cáo viên. Theo tinh thần của

Chỉ thị 17-CT/TW là:

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên đủ về số lượng theo yêu cầu của nhiệm vụ thông tin trong từng giai đoạn cách mạng. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp, Ban Tuyên giáo đề xuất cấp uỷ quyết định số lượng báo cáo viên, chú trọng chất lượng, không nhất thiết phải là cấp uỷ viên mà lựa chọn những người có phẩm chất, năng lực, đặc biệt là năng lực tuyên truyền miệng, có điều kiện và thời gian hoạt động [57, tr.30-31].

Trên thực tế, cần khắc phục tình trạng hiện nay, đội ngũ báo cáo viên ở Cà Mau còn nhiều về số lượng, nhất là báo cáo viên cấp huyện, nhưng năng lực tuyên truyền miệng còn hạn chế; thời gian dành cho hoạt động tuyên truyền miệng cịn ít. Từ việc xem xét, đánh giá lại, đề xuất với cấp uỷ phương hướng cải tổ lại đội ngũ báo cáo viên.

Hai là, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ cần có kế hoạch hướng dẫn hoạt động

tuyên truyền miệng cho đội ngũ báo cáo viên cụ thể, sát hợp và dài hạn hơn. Trực tiếp tổ chức hoạt động tuyên truyền ở các đơn vị cơ sở với các nhóm nội dung để rút kinh nghiệm, nhân rộng; có sự kiểm tra, đánh giá, tổng kết để chấn chỉnh, phát huy vai trò của báo cáo viên trong từng hoạt động tuyên truyền.

Ba là, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, chú trọng

các đồng chí mới được cấp uỷ cơng nhận.

Bốn là, chú trọng các hoạt động thông tin cho các báo cáo viên nhằm

đáp ứng nhu cầu cập nhật thơng tin cho họ, đồng thời có hướng dẫn cách thức thu thập, phân loại, xử lý thông tin, gắn các thông tin với đời sống thực tiễn.

Năm là, quan tâm đến các điều kiện, vật chất cho hoạt động tuyên

truyền miệng của báo cáo viên, như kinh phí tổ chức hoạt động, trang thiết bị đảm bảo hoạt động tuyên truyền và thu thập thông tin; kịp thời đề xuất, kiến nghị với cấp uỷ điều chỉnh, bổ sung có tính chất khuyến khích báo cáo viên về vật chất và tinh thần. Dự trù kinh phí đảm bảo đủ điều kiện cho hoạt động tuyên truyền miệng của báo cáo viên.

Với các phương hướng trên, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Cà Mau sẽ thực hiện đúng chức năng của mình và góp phần quyết định vào hoạt động của đội ngũ báo cáo viên có hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong hoạt động tuyên truyền ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 78 - 80)