Những nội dung chủ yếu cần tập trung trong hoạt động tuyên truyền miệng

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong hoạt động tuyên truyền ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 74 - 76)

tuyên truyền miệng

Từ yêu cầu, nhiệm vụ đó, tuyên truyền miệng cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

Một là, công tác tuyên truyền phải bằng tri thức lý luận sâu sắc, chỉ ra

tính tất yếu của sự phát triển xã hội loài người đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, rằng quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là tất yếu. Trên cơ sở đó, tuyên truyền về những thành tựu đất nước đã đạt được sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010; 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng 2006 - 2010. Những nội dung này sẽ giúp cho cán bộ, nhân dân thấy được những thành tựu to lớn mà toàn Đảng, toàn dân ta đã giành được. Bằng những số liệu, sự so sánh đời sống kinh tế - xã hội cụ thể, báo cáo viên sẽ củng cố niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng và con đường đã chọn.

Hai là, trong tuyên truyền miệng, báo cáo viên cần chú ý phân tích

phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, đặc biệt là nhiệm vụ đổi mới mơ hình tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững, coi phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt của sự phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Với Cà Mau, như các nội dung đã nêu trên, khi tuyên truyền ở từng lĩnh vực kinh tế, từng mặt của đời sống xã hội phải liên hệ đến phương hướng của ngành, chỉ tiêu văn hoá, giáo dục, y tế…, của tỉnh.

Ba là, cần chú ý đến các kế hoạch, biện pháp để thực hiện các phương

hướng mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước trong các văn kiện Đại hội XI và các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, Chính phủ và của tỉnh Cà Mau. Báo cáo viên cần phân tích sâu sắc những bài học, những kinh nghiệm qua thực hiện nghị quyết của các đại hội trước, nội dung, giải pháp đề ra trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIV của tỉnh Đảng bộ Cà Mau; các chương trình hành động cụ thể của địa phương, ngành, định hướng cho hoạt động của mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân.

Bốn là, tuyên truyền miệng phải thường xuyên cập nhật tình hình thời

sự quốc tế, quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng. Báo cáo viên phải chỉ rõ tính phức tạp của quan hệ quốc tế và những khó khăn trong quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ về lãnh thổ, chủ trương, định hướng trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông, kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, giữ vững mơi trường hồ bình trong khu vực, sự ổn định trong nước để phát triển.

Năm là, công tác tuyên truyền miệng cần vạch trần mọi âm mưu, thủ

đoạn và hoạt động chống phá đất nước của các thế lực thù địch về tư tưởng. Tận dụng ưu thế của tuyên truyền miệng để vạch rõ các thủ đoạn và luận điệu xuyên tạc của địch trong các hoạt động “diễn biến hịa bình”; đấu tranh kiên quyết liệt với các hành động, thủ đoạn đó.

Sáu là, thơng tin, phân tích, chỉ ra nguồn gốc của các hiện tượng tiêu

cực, như quan liêu, tham nhũng, suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và chỉ ra các phương thức, lực lượng đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực đó. Mặt khác, trong tuyên truyền miệng, chú ý lắng nghe ý kiến của nhân dân phản ảnh về những hiện tượng tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, về những bất cập trong tổ chức thực hiện đường lối, chính sách để chủ động làm cơng tác tư tưởng và phản ảnh cho cấp uỷ giải quyết, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và giữa dân với Đảng, với chính quyền. Những nguyện vọng của quần chúng cũng được báo cáo viên lắng nghe để báo cáo với lãnh đạo cấp trên, nhằm giải quyết những thắc mắc, nguyện vọng đó là một kênh quan trọng để làm cơng tác tư tưởng ở cơ sở.

Bảy là, tận dụng sự phát triển của công nghê thông tin, báo cáo viên

chủ động cập nhật thông tin từ các nguồn khác nhau, xử lý, sử dụng một cách phù hợp để làm phong phú hơn nội dung tuyên truyền. Đồng thời, qua thu thập các thơng tin ngồi luồng để có cách thức phân tích, phê phán các thơng tin phản động, định hướng thơng tin cho nhân dân, định hướng dư luận xã hội về những sự kiện nảy sinh trong đời sống và hoạt động thực tiễn ở nước ta.

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong hoạt động tuyên truyền ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 74 - 76)