- Tâm lý đám đông là hiện tượng tâm lý do có sự lây lan tâm lý trong đám đơng mà có. Tâm lý đám đơng có nhiều hiện tượng, như cảm xúc xã hội, tâm trạng xã hội.vv. Tâm lý đám đơng có thể có tính tích cực (dương tính), có thể có tính tiêu cực (âm tính).
Trong hoạt động tun truyền, báo cáo viên giao tiếp trực tiếp với nhóm người. Nếu đám đơng là người nghe được tổ chức thì tâm lý đám đơng ít bộc lộ; cịn với trường hợp báo cáo viên hoạt động với một nhóm xã hội khơng được tổ chức thì những hiện tượng tâm lý đám đông dễ bộc lộ, ảnh hưởng đến hoạt động của báo cáo viên và hiệu quả tuyên truyền.
Cảm xúc xã hội trực tiếp ảnh hưởng đến cả người nghe và cả báo cáo viên khi chỉ cần một người vỗ tay, tán thưởng, cả hội trường có thể vỗ tay ủng hộ. Cảm xúc tích cực đó lan toả trong đám đơng, kích thích hứng thú của họ, đồng thời tạo ra cho báo cáo viên sự tự tin, hăng hái, sự nhiệt tình, hiệu quả tuyên truyền sẽ tốt. Nhưng khi báo cáo viên có sự lúng túng, có biểu hiện sai sót khi sử dụng từ ngữ hoặc bày tỏ thái độ…, thì chỉ một từ la ó, huýt sáo có thể lơi cuốn cả nhóm người nghe, làm cho báo cáo viên càng bị động, gây nên hiệu quả xấu trong tuyên truyền.
- Dư luận xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành uy tín của báo cáo viên. Uy tín của báo cáo viên được hình thành dần dần theo hoạt động của họ. Chỉ cần một hai lần báo cáo tốt, được người nghe hứng thú, ủng hộ thì dư luận về báo cáo viên đó sẽ lan truyền trong tồn bộ phạm vi hoạt động của họ. Nếu vì chuẩn bị chưa tốt, báo cáo viên bị thất bại một vài lần thì sẽ gặp khó khăn trong những lần báo cáo sau.
Uy tín của báo cáo viên, đến lượt nó lại chuẩn bị tâm thế cho người nghe. Những hiện tượng tâm lý đám đơng địi hỏi báo cáo viên phải có một sự rèn luyện tốt, nâng cao uy tín cá nhân, đồng thời biết sử dụng các hiện tượng tâm lý này phục vụ cho hoạt động tuyên truyền của mình.