Tình hình chính trị thế giớ

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong hoạt động tuyên truyền ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 68 - 71)

Những năm gần đây thế giới có nhiều biến động sâu sắc, tác động, ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền ở nước ta. Đánh giá tình hình thế giới hiện nay, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội XI của Đảng viết: “Năm năm qua, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy hịa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, khủng bố, bất ổn chính trị - xã hội, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ vẫn diễn ra ở nhiều nơi, diễn biến phức tạp” [34, tr.149-150].

Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào những năm cuối thế kỷ 20 đã có tác động to lớn đến cục diện chính trị thế giới. Phong trào cách mạng thế giới tạm thời lâm vào thối trào. Lợi dụng điều kiện đó, chủ nghĩa đế quốc đã khơng ngừng tiến công vào chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, tập trung vào các nước xã hội chủ nghĩa còn lại dưới các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do báo chí”, “tự do tơn giáo”…; lợi dụng chống khủng bố để can thiệp vào công việc nội bộ các nước độc lập, có chủ quyền.

Tuy nhiên, ngay trong hồn cảnh đó, cùng với tư tưởng đổi mới, sáng tạo và thích nghi với điều kiện mới của thời đại, các nước xã hội chủ nghĩa,

như Việt Nam, Trung Quốc đã khắc phục được khủng hoảng, phát triển mạnh mẽ trên con đường xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhiều nước độc lập dân tộc đang tìm tịi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội…

Thoái trào của phong trào cách mạng thế giới đã có những tác động không nhỏ đến niềm tin của nhân dân ta với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, thành cơng của q trình đổi mới ở nước ta đã và đang khắc phục được ảnh hưởng đó.

Mặt khác, trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, một số quá trình mới đang thực hiện hiện nay, như kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế… có tác động khơng nhỏ đến tư tưởng, tâm trạng của họ, bởi sự thay đổi các “khuôn mẫu tư duy” ở một số người chưa theo kịp với sự phát triển; lý luận còn lạc hậu so với thực tiễn, chưa giải đáp được nhiều vấn đề trong thực tiễn, dẫn tới sự nghi ngờ về định hướng phát triển của đất nước, cho rằng chúng ta đang chuyển hướng theo con đường tư bản chủ nghĩa, làm theo tư bản… Tình hình này địi hỏi cơng tác tun truyền phải có những hoạt động nhằm khắc phục những tư tưởng trên.

3.1.1.2.Tác động của tồn cầu hố

Tồn cầu hố một q trình kinh tế, chính trị, xã hội diễn ra trên nhiều mặt, một xu thế lớn đang tác động hàng ngày, hàng giờ đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc. Tồn cầu hố đã tạo điều kiện cho sự mở rộng giao lưu về kinh tế, chính trị, văn hố, tư tưởng giữa các nước. Chủ nghĩa tư bản hiện đại, với ưu thế về khoa học và công nghệ, tiềm lực kinh tế và qn sự, đang có lợi thế trong q trình tồn cầu hố hiện nay.

Tồn cầu hoá dẫn đến sự ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, quy luật tái sản xuất tư bản xã hội tác động đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới, gây nên khủng hoảng kinh tế thế giới chu kỳ. Vừa qua, từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã làm xuất hiện khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 - 2009. Hệ lụy của khủng hoảng kinh tế tồn cầu là lạm

phát, khủng hoảng nợ cơng ở nhiều nơi, tạo ra sự bất ổn về kinh tế ở nhiều nước. Những biến động tiêu cực về giá vàng, lương thực, thực phẩm…, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhất là với những người có thu nhập thấp, gây ra tâm trạng lo lắng trong một bộ phận quần chúng nhân dân.

Trong điều kiện tồn cầu hố, đã diễn ra cuộc đấu tranh gay go, phức tạp, quyết liệt giữa các quốc gia, dân tộc trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, các quan hệ lợi ích…, đồng thời khơng làm mất đi, khơng xố nhồ ranh giới ý thức hệ, mà còn đẩy cuộc đấu tranh tư tưởng trên thế giới lên mức độ gay gắt hơn trong hoàn cảnh mới, với các hình thức mới.

Trong xu thế tồn cầu hố đó, nước ta đã chủ động thực hiện hội nhập quốc tế, hợp tác song phương và đa phương, tìm kiếm các nguồn lực bên ngồi, kết hợp với nguồn lực chủ yếu từ bên trong để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội nhập quốc tế đã mang lại cho chúng ta những cơ hội lớn và cả những thách thức không nhỏ. Cùng với sự trao đổi kinh tế, những ảnh hưởng của ý thức hệ tư sản, của những tư tưởng phi vô sản, trái ngược với con đường xã hội chủ nghĩa cũng xâm nhập vào tư tưởng của một bộ phận quần chúng nhân dân. Thông qua các quan hệ kinh tế, văn hoá, các lực lượng phản động triệt để lợi dụng để tuyên truyền cho tư tưởng “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”. Lợi dụng những sơ hở, yếu kém trong quản lý kinh tế, quản lý nhà nước của ta để kích động quần chúng, làm xói mịn niềm tin của dân với Đảng. Mặt khác, lối sống thực dụng, cá nhân chủ nghĩa, “tiền trao cháo múc” khơng tình nghĩa là cơ sở nảy sinh và phát triển các tệ nạn xã hội, sự suy thoái về đạo đức, lối sống. Tình hình trên đã đặt ra những yêu cầu cao hơn, sâu sắc và hiệu quả hơn cho hoạt động tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc.

3.1.1.3.Tình hình khu vực và những căng thẳng trên biển Đông gần đây

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X trình Đại hội XI nêu rõ: “Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đơng Nam Á, vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. Xuất hiện các hình thức tập hợp lực lượng và đan xen lợi ích mới. ASEAN tuy cịn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khu vực” [34, tr.28-29]. Nhận định trên của Đại hội XI chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của tình hình khu vực đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của tồn Đảng, tồn dân, tồn qn ta nói chung và cơng tác tun truyền miệng, nói riêng.

Nhận định trên thể hiện khá rõ rệt trong tình hình biển Đơng gần đây. Việc Trung Quốc chính thức cơng bố đường “lưỡi bị”, chiếm hơn 80% diện tích biển Đơng là vùng đặc quyền kinh tế của họ, đồng thời tiến hành nhiều hoạt động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của các quốc gia xung quanh biển Đông, bất chấp dư luận quốc tế…, đã làm bùng lên những phản ứng khác nhau trong xã hội ta. Sự bức xúc trong dư luận và trong một số người dân đã làm nổ ra những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các thế lực phản động ngay lập tức lợi dụng tâm lý này để kích động, hướng đến đả kích chính quyền và cơ quan Đảng, Nhà nước, lơi kéo quần chúng. Bên cạnh đó cũng đã xuất hiện tâm trạng lo lắng về sự đối đầu, xung đột có thể xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc... Trong điều kiện đó, đặc biệt là phục vụ cho yêu cầu đối ngoại, tuyên truyền miệng qua con đường tun truyền nội bộ có vai trị rất quan trọng để tạo sự thống nhất, đoàn kết, đồng thuận trong Đảng và xã hội về các giải pháp giải quyết các vấn đề trên biển Đông.

Một phần của tài liệu phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên trong hoạt động tuyên truyền ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w