hỏi quần chúng
- Hoạt động của báo cáo viên là một hoạt động địi hỏi cả về mặt trí tuệ, nhiệt tình, năng lực và tình cảm, là hoạt động địi hỏi thường xun tích lũy, “góp nhặt” tri thức, rèn luyện các kỹ năng, trau dồi các kinh nghiệm. Do vậy, bản
thân các báo cáo viên phải thường xuyên có ý thức hồn thiện nhân cách, rèn luyện bản lĩnh chính trị và nâng cao trình độ nghiệp vụ tuyên truyền miệng.
- Nâng cao phẩm chất chính trị thể hiện ở sự thống nhất giữa lời nói và việc làm; thể hiện ở tinh thần trách nhiệm với hoạt động tuyên truyền miệng, ở nhiệt tình cơng tác, ý thức rèn luyện bản thân để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Nâng cao phẩm chất lượng chính trị yêu cầu báo cáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, học tập để thấm nhuần đường lối, chính sách của Đảng, các quy định pháp luật, các tri thức kinh tế, chính trị, xã hội, quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại của Đảng… Thiếu phẩm chất này, báo cáo viên sẽ lúng túng, bị động khi phân tích đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, phân tích nội dung tuyên truyền miệng mà họ phải đảm nhận; làm cho nội dung tuyên truyền trở nên khơ cứng, thậm chí là đọc các thơng tin cho người nghe, làm người nghe nhàm chán, tun truyền khơng có kết quả thiết thực.
- Nâng cao năng lực hoạt động tuyên truyền miệng của báo cáo viên. Từ những mặt hạn chế của đội ngũ báo cáo viên ở Cà Mau hiện nay, để nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền miệng, cần chú ý những mặt sau đây:
+ Nâng cao khả năng tìm tịi, tiếp nhận các thơng tin tun truyền một cách thường xuyên. Báo cáo viên phải biết cách thức thu thập, tiếp nhận thông tin qua các hội nghị báo cáo viên, qua các tài liệu của Ban Tuyên giáo cấp trên, qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt, qua các nguồn tin từ Internet. Với các thông tin từ những nguồn khơng chính thức, báo cáo viên cần biết chọn lọc, phân biệt được các thông tin, sử dụng một cách phù hợp góp phần làm phong phú sinh động hơn trong buổi nói chuyện và hướng dẫn nhận thức của nhân dân, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, nâng cao sức chiến đấu trong hoạt động tuyên truyền của Đảng.
+ Khắc phục điểm yếu của báo cáo viên trong việc nắm bắt đặc điểm của nhóm người nghe. Việc nắm bắt tư tưởng người nghe địi hỏi báo cáo viên phải có cách thức nắm bắt dư luận xã hội, có khả năng hiểu được những thắc
mắc, tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu thông tin của những người nghe; dự báo được những mâu thuẫn trong ý thức của quần chúng nhân dân về các sự kiện tuyên truyền lớn trong nội dung báo cáo. Từ đó có thể giải đáp các thắc mắc, tâm tư, nguyện vọng đó.
+ Rèn luyện về nghiệp vụ, từ xây dựng đề cương đến thực hiện bài nói. Suy nghĩ, tìm cách lý giải, phân tích những nội dung; đặt mình vào chỗ người nghe để giải quyết hợp lý những vấn đề trình bày.
+ Báo cáo viên cần rèn luyện khả năng sử dụng nghệ thuật tuyên truyền miệng khi trình bày nội dung các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phịng, thời sự… Bài nói cần có cách đặt vấn đề rõ ràng, thu hút sự chú ý của người nghe. Đặc biệt, báo cáo viên phải dẫn dắt tư tưởng người nghe theo định hướng tuyên truyền thông qua nội dung đã được chuẩn bị tốt nêu trên.
+ Rèn luyện khả năng đối thoại, trao đổi, giải đáp thắc mắc của người nghe, làm cho các vấn đề tư tưởng nảy sinh trong nhân dân được giải quyết và giúp báo cáo viên nắm được tâm tư, tình cảm của quần chúng qua sự đối thoại đó. Báo cáo viên cần rèn luyện năng lực giải quyết những tình huống khác nhau trong hoạt động của mình, tránh những tình huống bất lợi nảy sinh từ phía người nghe, từ mơi trường hàng ngày, từ chính hoạt động của mình.
Trong điều kiện hiện nay, báo cáo viên cịn phải rèn luyện các kỹ năng sử dụng các phương tiện hiện đại, trình độ ngoại ngữ, tin học phục vụ cho hoạt động của mình. Kỹ năng, năng lực phải rèn luyện mới có. Do vậy địi hỏi báo cáo viên phải rèn luyện, học tập không ngừng tiến bộ.
Tiểu kết chương 3
Từ chương 1 là công cụ lý thuyết về hoạt động tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên; chương 2 trình bày hồn cảnh kinh tế xã hội về hoạt động thực trạng tuyên truyền miệng, thực trạng đội ngũ báo cáo viên và
nguyên nhân của những thực trạng đó. Chương 3 nhằm đưa ra những phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền miệng.
Trong chương 3 luận văn đã đi từ những nhiệm vụ tuyên truyền nóng bỏng nhất hiện nay, sau đại hội Đảng Tồn quốc lần thứ XI và đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XIV, đó là những thành tựu và những định hướng phát triển của cả nước về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phịng...
Những nội dung tuyên truyền từ định hướng phát triển đó đã địi hỏi sự vận động tích cực của tồn bộ hệ thống cơng tác tư tưởng của Đảng, tập trung vào một hoạt động tuyên truyền miệng là hoạt động luận văn nghiên cứu.
Việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền miệng đòi hỏi tổ chức Đảng từ Tỉnh uỷ đến đảng bộ cơ sở phải nâng cao nhận thức về vai trị của tun truyền miệng, từ đó, có phương hướng lựa chọn, hình thành đội ngũ tuyên truyền về chất lượng. Ban Tuyên giáo cơ quan tham mưu cho Tỉnh uỷ có những đề xuất phù hợp về tổ chức đội ngũ, cung cấp thông tin, định hướng hoạt động, kiểm tra đánh giá, tổng kết hoạt động của báo cáo viên. Việc nâng cao chất lượng báo cáo viên. Phương hướng còn nêu ra phương hướng của các tổ chức chính quyền của đồn thể quần chúng và của chính bản thân của báo cáo viên nhằm thúc đẩy hoạt động này. Các phương hướng được đưa ra dựa vào thực trạng hoạt động tuyên truyền miệng và báo cáo viên ở tỉnh Cà Mau.
Từ những phương hướng chung, phần cuối chương 3 đã đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện các phương hướng trên. Các giải pháp có khả năng thực thi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền miệng của tỉnh Cà Mau và là ý kiến có thể tham khảo được của hoạt động tuyên truyền miệng nói chung.
KẾT LUẬN
Tuyên truyền miệng là một hình thức đặc biệt của hoạt động tuyên truyền, được tiến hành chủ yếu bằng lời nói, qua giao tiếp trực tiếp của người tuyên truyền và người được tuyên truyền, nhằm mục đích nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin, cổ vũ tính tích cực của người nghe theo mục đích cụ thể của chủ thể tuyên truyền. Trong lịch sử đấu tranh giữ nước ở nước ta cũng như trong sự nghiệp cách mạng Đảng lãnh đạo, hoạt động tuyên truyền miệng giữ vai trị hết sức quan trọng. Đó là một con đường mà Đảng tác động đến quần chúng nhân dân thông qua đội ngũ các báo cáo viên và tuyên truyền viên, đồng thời tiếp nhận ý kiến, nguyện vọng của quần chúng, tạo ra sự thống nhất giữa Đảng và nhân dân, tạo ra sức mạnh của Đảng, của dân tộc.
Trong hoạt động tuyên truyền miệng, người trực tiếp thực hiện là các báo cáo viên, nằm trong hệ thống báo cáo viên của cấp uỷ đảng các cấp. Báo cáo viên là những người được các cấp uỷ lực chọn và ra quyết định tổ chức, là chủ thể của hoạt động tuyên truyền miệng, là người trực tiếp truyền đạt thông tin, định hướng tư tưởng cho người nghe, điều chỉnh hoạt động tuyên truyền miệng và là cầu nối giữa Đảng và cán bộ, nhân dân. Do vậy báo cáo viên cần có những phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực hoạt động nghề nghiệp đáp ứng với hoạt động của mình.
Điều kiện tự nhiên, xã hội của Cà Mau có nhiều thuận lợi cho hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên, đồng thời, với đặc điểm đất rộng, người thưa, giao thơng đường bộ gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất cho thông tin chưa phát triển, điều kiện phát triển giáo dục, văn hố cịn thấp đã ảnh ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tuyên truyền miệng.
Đội ngũ báo cáo viên của tỉnh đã sớm được thành lập và hoạt động theo Chỉ thị 14 CT-TW của Ban Bí thư Trung ương khóa IV. Được sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và hoạt động tích cực của Ban Tuyên giáo, đội ngũ báo cáo viên của Cà Mau đã hình thành và liên tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp
phần tích cực vào việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình quốc tế, an ninh, quốc phịng của đất nước và đấu tranh các quan điểm thù địch. Tuy nhiên, đội ngũ báo cáo viên ở Cà Mau hiện nay vẫn còn những mặt yếu, chưa phát huy được vai trị trong cơng tác tun truyền.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã xác định đường lối đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn mới. Nghị quyết Đại hội XIV tỉnh Đảng bộ Cà Mau đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Cà Mau trong những năm tới. Đó là các căn cứ để xác định nội dung, phương hướng hoạt động tuyên truyền nói chung và hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên Cà Mau nói riêng. Phân tích những u cầu kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng với công tác tuyên truyền miệng ở Cà Mau là cơ sở đề ra phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên ở Cà Mau hiện nay.
Từ những phương hướng nêu trên, luận văn đã nêu ra các giải pháp cụ thể với các cấp uỷ Đảng và các cấp chính quyền, đồn thể; với Ban Tun giáo cấp tỉnh và huyện và các giải pháp cụ thể với các cá nhân báo cáo viên.
Với các nội dung trên, luận văn đã thực hiện được mục đích của đề tài đặt ra, giúp tác giả củng cố những tri thức chuyên môn đã tiếp thu tại nhà trường trên cương vị công tác hiện nay, góp phần nhỏ vào việc phát huy vai trò của các báo cáo viên trong hoạt động tuyên truyền miệng ở tỉnh Cà Mau.
KIẾN NGHỊ
1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương nghiên cứu đổi mới việc tổ chức đội ngũ báo cáo viên theo hướng: Chuyên nghiệp, được đào tạo nghiệp vụ ở trình độ cao, tránh hình thức dựa vào chức vụ đảng và chính quyền là chính. Đội ngũ này trực thuộc Ban Tuyên giáo các tỉnh, hoạt động đến các khu dân cư và các cơ quan theo yêu cầu tuyên truyền, có phân cơng theo các nội dung chuyên môn. Các báo cáo viên cơ chế độ phụ cấp như cán bộ giảng dạy lý luận và được tổ chức hoạt động thường xuyên.
2. Tỉnh uỷ Cà Mau căn cứ yêu cầu của công tác tư tưởng trong điều kiện mới, tổ chức lại đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh, tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động, hướng về cơ sở và thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn.
3. Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ tham mưu cho cấp uỷ trong việc rà soát đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh và thay mặt cấp ủy đổi mới tổ chức hoạt động của đội ngũ báo cáo viên cấp huyện, thành phố. Nghiên cứu, đề xuất với Tỉnh uỷ đổi mới cơ chế, chính sách đối với báo cáo viên, bao gồm cả việc tăng kinh phí hoạt động, tương xứng với vai trị to lớn của nó trong giai đoạn hiện nay.
4. Trong năm 2011 và 2012, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Cà Mau phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức một vài lớp bồi dưỡng cơ bản về nghiệp vụ công tác tuyên truyền miệng cho báo cáo viên cấp tỉnh và cấp huyện.