Đối với đội ngũ công nhân viên chức Nhà nước, trên cơ sở quy hoạch
và tiêu chuẩn hoá cán bộ, cần tạo điều kiện để cán bộ đương chức được nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
Có chính sách khuyến khích thoả đáng để phát huy khả năng cao nhất, khả năng đóng góp của đội ngũ cán bộ có chun mơn, nghiệp vụ giỏi ở địa phương và thu hút các chuyên gia giỏi từ bên ngoài. Nhất là đối với những lĩnh vực cần ưu tiên phát triển ở địa phương mà lực lượng tại chỗ còn quá mỏng.
Thực hiện đa dạng hố các hình thức đào tạo (trường hướng nghiệp, dạy nghề, các lớp đào tạo ngắn hạn, …) để nâng cao trình độ tay nghề, và chuyên môn nghiệp vụ cho đông đảo người lao động. Đảm bảo đào tạo các nhóm ngành cơng nghiệp: khai khống, cơ khí sửa chữa, chế biến nông-lâm..., các ngành/lĩnh vực dịch vụ đô thị, du lịch. Phát triển đào tạo dưới nhiều hình thức (dài hạn và ngắn hạn). Đến năm 2020 việc xây dựng cơ sở vật chất cho trường trung cấp nghề cơ bản hoàn thành và đạt chuẩn theo quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH. Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn; thu hút các các cơ sở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục (cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm GDTX, …), các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.
Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 169 người vùng ĐBKK, gắn đào tạo nghề với phát triển trang trại, kết hợp du lịch sinh thái.
Đối với lao động trẻ hoặc học sinh tốt nghiệp phổ thơng trung học, nên có chính sách gửi đi đào tạo các trường trong nước, sau đó trở về làm việc cho địa phương.
Có chính sách đầu tư thêm cho các sinh viên người địa phương đang theo học ở các trường học và các trường dạy nghề. Nên có hợp đồng cụ thể với các em có ý định về quê hương làm việc, cung cấp thêm tài chính và sẵn sàng tiếp nhận, ngoài ra đối với cán bộ người địa phương đang công tác ở các nơi muốn về quê hương làm việc, huyện sẵn sàng tiếp nhận và tạo mọi điều kiện để các cán bộ này yên tâm làm việc.
Cần khuyến khích người có tài, ưu tiên tạo điều kiện làm việc tốt nhất,
có điều kiện đóng góp nhiều nhất cho người thực sự có năng lực. Hàng năm
có bình chọn, tôn vinh người lao động đạt thành tựu xuất sắc để động viên chung. Xây dựng quy chế khuyến khích, ưu đãi, thu hút lực lượng khoa học- kỹ thuật trẻ tình nguyện về địa phương cơng tác.
Cần mạnh dạn cử cán bộ trẻ đi đào tạo, tu nghiệp ở trong nước và ngoài nước, tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn ngày để không ngừng nâng cao trình độ cán bộ.
Thường xuyên tổ chức hội thảo, báo cáo chuyên đề nâng cao tri thức cho cán bộ viên chức.
Xây dựng môi trường dạy nghề nhằm đào tạo công nhân kỹ thuật các ngành nghề công nghiệp và nghề thủ công truyền thống, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ.
Lập kế hoạch đào tạo vào đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp đủ sức tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình tồn cầu hố.
Địa phương cần tiến hành xây dựng chương trình hợp tác cụ thể trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó xác định mục tiêu, nội dung phối hợp hình thức phối hợp và có tổ chức giám sát thực hiện chương trình hợp tác với tỉnh và các ngành ở Trung ương.
Đa dạng hoá các loại hình và ngành nghề đào tạo, tập trung cao cho các ngành nghề mà sản xuất trên địa bàn nông thôn đang cần. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nhất là ở khu vực nông thôn, Tạo điều kiện thuận lợi để
Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thơng 170 lực lượng lao động trẻ có thể dễ dàng tham gia học tập.