Phát triển giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu BC chính-BT-6-10-2017-nộp-In _1 (Trang 120 - 121)

1. Quy hoạch đến năm 2020

Nâng cao một bước về chất lượng giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới chính sách, cơ chế, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục – đào tạo nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng lực lượng lao động có chất lượng cao, phục vụ tốt nhất cho phát triển KHXH của huyện.

- Giáo dục mầm non: Đảm bảo 100% các xã, phường, thị trấn có trường mầm non đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ từ 0 đến 5 tuổi. Phấn

đấu đến năm 2020, tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia đạt 50%. Đến năm

2020, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt tối thiểu đạt 36-40% đối với trẻ 0-2 tuổi;

đạt 100 % đối với trẻ 3-5 tuổi. Duy trì và nâng cao chất lượng PCGDMN

cho trẻ 5 tuổi.

- Giáo dục tiểu học: đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có tối thiểu 1 trường tiểu học. Phấn đấu đến năm 2020, có 60% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Huy động tối đa số trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, hàng năm đạt trên 99,80%. Giữ vững giáo dục TH đạt chuẩn mức độ 3.

- Giáo dục THCS: 100% học sinh được học giáo dục hướng nghiệp; Tin học. Phấn đấu đến năm 2020 có 40% số trường đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục duy trì vững chắc chất lượng phổ cập GDTHCS. Phấn đấu để tiến tới đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 3.

- Giáo dục THPT: 100% học sinh THPT được giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề.

Đẩy mạnh hoạt động khuyến học và cơng tác xã hội hố giáo dục, phấn

đấu 100% xã thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. Duy trì tốt hoạt động

các Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; tăng cường năng lực đào tạo nghề, phấn đấu mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 700-800 lao động nông thôn, tạo việc làm cho trên 90% số người được đào tạo.

2. Định hướng đến năm 2030

Chất lượng giáo dục – đào tạo bắt kịp trình độ chung của các địa phương phát triển.

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thơng 121

Đến năm 2030, duy trì phổ cập giáo dục mầm non. Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Duy trì phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; 80% số xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3. Hiệu quả đào tạo đối với giáo dục tiểu học 95%, giáo dục THCS 90%, giáo dục THPT 80% trở lên.

Đến năm 2030 có trên 70% trường đạt chuẩn quốc gia, 100% số phòng

học được xây dựng kiên cố.

Tiếp tục tăng cường năng lực cho trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, phấn đấu mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 900-1000 lao

động nơng thơn, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, đặc biệt chú ý các ngành

nghề mới, kỹ thuật cao phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3. Giải pháp

- Từng bước xã hội hố cơng tác giáo dục, đào tạo.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rút kinh nghiệm. Huy động mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học. Quy hoạch đủ diện tích đất cho các nhà trường theo quy định của ngành.

- Phát huy vai trị tích cực của ngành giáo dục, của thầy và trị trong việc bảo quản sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trường học nhằm đáp ứng phục vụ yêu cầu dạy và học, xây dựng môi trường sư phạm tốt trong tất cả các cơ sở giáo dục.

- Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy ... để đạt chuẩn theo quy định của Bộ giáo dục & Đào tạo. Đến năm 2020 có 100% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng trở lên, 100% giáo viện THCS, THPT có trình độ đại học và tương đương trở lên. Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường – gia đình và xã hội để quản lý, rèn luyện học sinh.

- Quan tâm đầu tư cho hệ thống giáo dục đào tạo nghề, có chính sách thu hút lao động vào các ngành nghề mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu BC chính-BT-6-10-2017-nộp-In _1 (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)