1. Thương mại
Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển và mở rộng ở cả khu vực thị trấn và nông thôn. Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm hàng nơng sản, thực phẩm. Thị trường trao đổi hàng hoá trong những năm qua khá sôi động, giá cả các mặt hàng tương đối ổn định khơng có sự tăng đột biến hoặc khan hiếm về hàng hố. Các mặt hàng chính sách được cửa nghành
Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 55 thương nghiệp huyện cung ứng đầy đủ đến các trung tâm xã, cụm dân cư. Doanh số trao đổi hàng hàng hoá tăng đều qua các năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2015 đạt 394 tỷ đồng, tăng bình quân 23%/năm. Mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ được tạo ra chủ yếu từ thương nghiệp tư nhân, chiếm gần 100% trong tổng doanh thu.
Chợ Phủ Thông đã được đầu tư xây dựng; chợ xã Quân Bình và xã Lục Bình đã được xây dựng bán kiên cố. Các chợ Cẩm Giàng, Vi Hương, Sỹ Bình vẫn còn là chợ tạm.
Đến năm 2015 tồn huyện có 964 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ hoạt động dưới mọi hình thức (gồm 603 hộ bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; 53 cơ sở dịch vụ vận tải kho bãi; 250 cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn uống; 58 cơ sở làm các dịch vụ khác).
2. Du lịch
Mặc dù có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và nguồn tài nguyên nhân văn khá phong phú lại nằm trên tuyến du lịch đi hồ Ba Bể nhưng ngành du lịch - dịch vụ của huyện vẫn chậm phát triển, chưa thu hút được sự chú ý của du khách trong và ngoài nước. Nguyên nhân là do công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa được quan tâm đúng mức; hạ tầng phục vụ kém đặc biệt là các tuyến đường giao thông đến các điểm du lịch cịn khó khăn, tại các điểm du lịch chưa hình thành các dịch vụ vui chơi giải trí thu hút khách du lịch, chất lượng phục vụ (ăn, nghỉ, thơng tin liên lạc,...) cịn thấp. Bạch Thông cũng xa các trung tâm kinh tế và cửa khẩu, nên chưa hình thành được các điểm giao lưu thương mại mua bán sầm uất như một số tỉnh trong khu vực, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại có phát triển, song quy mô nhỏ bé, phân tán. Đội ngũ thương nhân chưa mạnh, thiếu kinh nghiệm, sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu.
3. Dịch vụ
Thu ngân sách trên địa bàn tăng đều qua các năm, năm 2010 đạt 8,834 tỷ đồng; năm 2015 đạt 13,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, các khoản thu không ổn định, nguồn thu nhỏ lẻ, chủ yếu tận thu; các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ phát triển chưa đáng kể. Hệ thống doanh nghiệp, hợp tác xã quy mơ nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, sức cạnh tranh yếu … vì vậy tỷ lệ tăng thu hàng năm chưa đáng kể.
Chi ngân sách năm 2015 thực hiện 187,744 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH của địa phương.
Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 56 Ngân hàng đã cố gắng, bằng nhiều hình thức huy động, quản lý và giải quyết nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế một cách có hiệu quả; vốn lưu
động và dư nợ hàng năm đều tăng, nợ quá hạn giảm. Nguồn vốn của Ngân
hàng Nơng nghiệp và PTNT (ngân hàng NN chính trên địa bàn) thực hiện trên
địa bàn 5 năm đã tăng đều qua các năm, tăng trưởng tín dụng bình quân giai
đoạn 2011-2015 đạt 15%/năm, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ngân hàng chính sách xã hội hoạt động có hiệu quả, góp phần tạo việc làm và ổn định đời sống cho nhiều hộ nghèo và hàng trăm lao động. Giai đoạn 2011-2015 đã giải quyết cho hàng ngàn hộ vay vốn, tạo việc làm mới, làm chuyển biến nhận thức và cách thức làm ăn cho các hộ chính sách xã hội. Năm 2015, tổng dư nợ ngân hàng CSXH là 176 tỷ đồng; ngân hàng nông nghiệp và PTNT là 74,6 tỷ đồng; tăng trưởng bình quân đạt 8,7%/năm.
Kho bạc Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý quỹ ngân sách, kiểm soát chi và thanh toán kịp thời, kết hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tập trung mọi nguồn thu vào ngân sách Nhà nước. Tổng thu ngân sách tăng từ 123,816 tỷ đồng (năm 2010) lên 260,148 tỷ đồng (năm 2015). Thực hiện tốt công tác phát hành trái phiếu Chính phủ và các đợt phát hành công trái của Nhà nước.
Dịch vụ bưu chính – viễn thơng được mở rộng, nâng cấp và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Tồn huyện có 1 bưu cục trung tâm; 15 điểm bưu điện văn hóa xã (thiếu Cẩm Giàng); cả 17/17 xã thị trấn có dịch vụ thư báo đến trong ngày. Số thuê bao điện thoại và internet tăng nhanh; điện thoại đạt 15,48 thuê bao/100 dân; internet đạt 1,64/100 dân. Vùng phủ sóng điện thoại di động được mở rộng tới cả 17 xã thị trấn.
Dịch vụ khoa học cơng nghệ cịn kém phát triển, tuy nhiên trong những năm gần đây đã triển khai thực hiện được một số mơ hình như ni gà an tồn sinh học, sử dụng đệm lót sinh học trong chăn ni, cải tạo giống gia súc, gieo cấy lúa theo phương pháp cải tiến SRI … Những hoạt động này đã có hiệu quả nhất định trong định hướng sản xuất theo công nghệ sạch, tạo tiền đề ứng dụng rộng rãi hơn cho những năm tiếp theo. Đã hình thành một số cơ sở dịch vụ sản xuất: HTX Ngọc Thoại (xã Dương Phong) dịch vụ vật tư nông nghiệp; HTX Tổng Hợp (xã Đôn Phong) dịch vụ xây dựng dân dụng và giao thông, thuỷ lợi; HTX Nà Tu (xã Cẩm Giàng) dịch vụ nông nghiệp và PTNT…