ĐÁNH GIÁT ỔNG QUÁT VỀ TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ SO SÁNH CỦA HUYỆN

Một phần của tài liệu BC chính-BT-6-10-2017-nộp-In _1 (Trang 31 - 34)

31/12/2016 huyện Bạch Thông có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới là xã Quân Bình và xã Cẩm Giàng; mức độ đạt các tiêu chí của các xã còn lại như sau:

- Có 5 xã đạt 10 - 14 tiêu chí (xã Quang Thuận, Hà Vị, Tân Tiến, Tú Trĩ, Phương Linh);

- Có 8 xã đạt từ 5- 9 tiêu chí (xã Đôn Phong, Dương Phong, Mỹ Thanh, Nguyên Phúc, Lục Bình, Vy Hương, Sỹ Bình, Vũ Muộn).

- Chỉ còn 1 xã đạt dưới 5 tiêu chí (xã Cao Sơn)

V. ĐÁNH GIÁ TNG QUÁT V TIM NĂNG VÀ LI TH SO SÁNH CA HUYN CA HUYN

V.1. Đim mnh

- Vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội: cách không xa thành phố Bắc Kạn, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của toàn tỉnh; đồng thời là thị trường cho các loại nông lâm sản hàng hoá. Là địa phương duy nhất tiếp giáp với hầu hết các địa phương khác trong tỉnh. Có 2 tuyến quốc lộ chạy qua, trong đó Quốc lộ 3 qua địa bàn của 8 xã vừa được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá với các

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 32 huyện trong tỉnh và với các tỉnh bạn.

- Bạch Thông có tiềm năng về phát triển lâm nghiệp với 85,95% tổng DTTN là đất lâm nghiệp. Quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều, trong đó quỹ đất có tiềm năng sản xuất nông lâm thuỷ sản còn khá lớn. Đất đai, khí hậu cũng cho phép phát triển nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả đặc sản, giá trị kinh tế cao.

- Các dân tộc ở Bạch Thông vẫn bảo tồn được nhiều yếu tố văn hoá đặc sắc của dân tộc mình được thể hiện trong bộ trang phục và các hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của cộng đồng. Đây là một tiềm năng phát triển rất lớn cần được khai thác. Nằm trên tuyến du lịch Hà Nội - Hồ Ba Bể - Pắc Bó (Cao Bằng) cùng với tài nguyên nhân văn phong phú và cảnh quan thiên nhiên đẹp cho phép Bạch Thông thu hút khách du lịch và phát triển hoạt động dịch vụ du lịch.

- Thành tựu về xây dựng NTM khá cao so với các địa phương khác trong tỉnh.

V.2. Đim yếu

- Địa bàn trải rộng, giao thông nhiều xã còn rất khó khăn (đặc biệt đường giao thông thôn bản hầu hết là đường đất, trong mùa mưa không thể đi đến nhiều thôn bản vùng sâu vùng xa), hạn chế tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Số xã thuộc diện ĐBKK còn nhiều.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây còn chậm, chưa có sự “bứt phá”; tích lũy nội bộ từ nền kinh tế thấp.

- Địa hình chia cắt, độ dốc lớn, tầng canh tác mỏng gây khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp và xây dựng CSHT kỹ thuật và CSHT xã hội.

- Cơ sở hạ tầng còn kém phát triển dẫn đến việc khai thác các tiềm năng, lợi thế của huyện cho phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, hiệu quả không cao.

- Mặt bằng dân trí còn thấp, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao thiếu trầm trọng cũng là những khó khăn không nhỏ cho công cuộc phát triển của huyện. Ý chí tự vươn lên thoát nghèo của đại bộ phận người dân chưa cao.

V.3. Cơ hi

Do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường sẽ có những thay đổi vô cùng to lớn, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện:

- Tạo cơ hội cho việc nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc nhập khẩu với giá rẻ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn sản xuất ra các mặt hàng với giá thành hạ.

- Cơ hội mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm của huyện, đồng thời tăng khả năng tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới hiện đại và tiên tiến từ bên ngoài ...

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 33 - Trong quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của Tỉnh Bắc Kạn, huyện Bạch Thông được xác định thuộc tiểu vùng Trung tâm nên có nhiều cơ hội về quy hoạch, thu hút đầu tư để trở thành động lực phát triển cho các tiểu vùng khác.

V.4. Thách thc

Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho hàng hoá, dịch vụ của địa phương sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh gay gắt hơn, khốc liệt hơn ngay cả trên thị trường nội địa. Do tác động của hội nhập hầu hết các mặt hàng trong nước phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh lớn do một số nguyên nhân sau:

- Do xuất phát điểm kinh tế thấp, quy mô sản xuất hàng hoá còn nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, tổ chức quản lý kém dẫn đến giá thành cao, chất lượng và hình thức mẫu mã kém nên dẫn đến yếu về khả năng cạnh tranh.

- Lộ trình xoá bỏ hàng rào thuế quan bảo hộ một số mặt hàng theo cam kết với các tổ chức quốc tế và khu vực sắp kết thúc sẽ làm cho hàng hoá không còn được bảo hộ như trước, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn chưa có kế hoạch chuẩn bị sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh và mở rộng thị trường.

- Khả năng tiếp cận thị trường và tạo lập nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp còn hạn chế. Hiện nay còn nhiều doanh nghiệp thiếu một chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn và ổn định, cũng như chưa đề ra một kế hoạch chi tiết dài hạn và phát triển thị trường. Hệ thống luật pháp, chính sách chế độ quản lý còn nhiều bất cập, đặc biệt là các cơ quan quản lý còn chưa quan tâm đúng mức đến việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Là huyện cơ bản vẫn thuần nông, do đó hội nhập kinh tế quốc tế, biến đổi khí hậu sẽ có nhiều khó khăn bất thường như thiên tai, dịch bệnh, giá cả nông sản...

Những mặt hàng sản xuất của nước ta nói chung, của vùng quy hoạch nói riêng tương đối giống các nước ASEAN nên dẫn đến sự cạnh tranh trực tiếp, gay gắt trên thị trường Việt Nam, ASEAN và cả thị trường ngoài ASEAN.

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 34

PHN TH HAI

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THC TRNG PHÁT TRIN KINH T -

XÃ HI HUYN BCH THÔNG GIAI ĐON 2010-2015

Một phần của tài liệu BC chính-BT-6-10-2017-nộp-In _1 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)