Công nghiệp và xây dựng

Một phần của tài liệu BC chính-BT-6-10-2017-nộp-In _1 (Trang 49 - 54)

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 50 GTSX ngành năm 2015 đạt 175,17 tỷ đồng (theo giá hiện hành). GTSX công nghiệp & xây dựng theo giá so sánh đạt 128,42 tỷ đồng.

Tăng trưởng GTSX giai đoạn 2010-2015 chỉ đạt 7,03%.

Trong giai đoạn 2010-2015, cơ cấu GTSX (giá HH) có xu hướng giảm (từ 18,08% (năm 2010) xuống còn 15,62% (năm 2015), mặc dù GTSX tăng từ 91,448 tỷ đồng lên 175,17 tỷ đồng trong cùng thời gian.

1. Công nghiệp và làng nghề thủ công

Công nghiệp của huyện chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản và một phần khai thác và chế biến khoáng sản.

Cơng nghiệp, TTCN tiếp tục được duy trì và có bước phát triển. Trên địa bàn huyện hiện có các nhà máy:

- Nhà máy luyện gang Cẩm Giàng: tạm ngừng hoạt động từ năm 2011, đến nay đã chuyển đổi chủ sở hữu và tái cơ cấu lại để khôi phục hoạt động.

- Nhà máy gạch tuy nen Cẩm Giàng - Nhà máy chế biến bột đá Phủ Thông - Nhà máy thủy điện Nậm Cắt 3,2 MW

Nhà máy luyện chì kẽm Sỹ Bình đang trong quá trình xây dựng, dự kiến sẽ thu hút khoảng 300 lao động.

TTCN bao gồm các cơ sở chế biến nông lâm sản, sửa chữa nhỏ và sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng chế biến nông lâm sản: gỗ xẻ và các sản phẩm từ gỗ (hiện có 43 cơ sở, sản lượng chế biến khoảng trên 4.000 m3 gỗ/năm). Một số cơ sở chế biến lâm sản như: HTX Ngọc Thoại (xã Dương Phong): sản xuất thang giát giường, gỗ hộp; HTX Tổng Hợp (xã Đôn Phong): sản xuất đũa xuất khẩu; Cơ sở chế biến gỗ và lâm sản của lâm trường Bạch Thông. Chế biến lương thực và thực phẩm (chủ yếu các cơ sở nhỏ, quy mô hộ gia đình). Tuy nhiên, do khó khăn về thị trường và vốn nên các cơ sở này hoạt động kém kiệu quả, có nguy cơ phải giải thể.

- Khai khoáng gồm:

+ Mỏ đất sét Cốc Xả - xã Hà Vị - H. Bạch Thông (công ty CP sản xuất VLXD Bắc Kạn: công suất 26.940m3/năm (được phép hoạt động 30 năm)

+ Mỏ đá vôi Pá Chủ - xã Nguyên Phúc - H. Bạch Thông (Công ty Hùng Dũng): công suất 70.000m3/năm (được phép hoạt động 3 năm)

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 51 + Mỏ chì, kẽm Nà Lẹng - Nà Cà, xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thơng (cơng ty TNHH khai khoáng Bắc Kạn);

- Sản xuất và phân phối điện thương phẩm: phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống trên địa bàn.

2. Xây dựng

Tổng số vốn đầu tư XDCB từ năm 2010 đến 2015 đạt 610,033 tỷ đồng, tập trung xây dựng các kết cấu hạ tầng thiết yếu như điện, đường giao thông, trường học, thuỷ lợi. Hầu hết các cơng trình đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh. Đến nay 17/17 xã, thị trấn có điện lưới Quốc gia với 100% số hộ dân được sử dụng điện; Xây dựng mới và nâng cấp cải tạo 370,53 km đường giao thông nông thôn các loại; 17/17 xã, thị trấn có đường ơ tơ đến trung tâm (có 1 xã Đơn Phong cịn khó khăn), nhiều thôn bản ơ tơ có thể lưu thơng tốt 4 mùa; 88,85% số hộ dân được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; xây dựng 92.867 m2 các cơng trình xây dựng dân dụng; xây dựng 31 cơng trình thủy lợi; Các xã có điện thoại liên lạc thông suốt, được kết nối internet tốc độ cao.

Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội huyện trong những năm qua công nghiệp – TTCN và xây dựng của huyện đã đạt được một số thành tích đáng kể, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện đi lên vững chắc.

3. Tổ chức và quản lý

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân địa phương và thành phần kinh tế cá thể thực hiện với các ngành nghề chủ yếu là khai thác sản xuất VLXD, sơ chế nông lâm sản phục vụ cho nhu cầu trên địa bàn. Đến hết năm 2015 số các doanh nghiệp, công ty cổ phần, công ty TNHH được cấp phép kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng là 471 cơ sở (3 khai khoáng, 457 chế biến và 11 xây dựng).

Trên cơ sở quy hoạch tồn tỉnh đã được phê duyệt, huyện Bạch Thơng đã

chỉ đạo ngành chuyên môn xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm,

điểm công nghiệp trên địa bàn, tập trung vào công tác khai thác và chế biến

khống sản có thế mạnh (chì kẽm, đất sét, cát đá sỏi) và công nghiệp chế biến nông lâm sản địa phương (hồi, chè, lâm sản,…).

Các doanh nghiệp cơng nghiệp xây dựng trên địa bàn huyện có quy mơ nhỏ lẻ, hoạt động mang tính thời vụ, giá trị sản xuất hàng năm còn nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp. Trình độ sản xuất và quản lý của các doanh nghiệp cũng như các HTX còn hạn chế, vốn sản xuất cịn nhỏ bé khơng có điều kiện mở rộng

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 52 các lĩnh vực hoạt động, do đó trong tương lai gần vẫn chưa có điều kiện để hình thành các khu cơng nghiệp tập trung quy mô nhỏ và vừa.

4. Các cụm, điểm công nghiệp

Năm 2011, UBND tỉnh Bắc Kạn ra Quyết định số 2286/QĐ-UBND Phê duyệt quy hoạch phát triển cơng nghiệp tồn tỉnh đến năm 2020, có xét đến năm 2025. Quy hoạch đã xác định hướng phát triển chính của cơng nghiệp là:

- Khai thác, chế biến khống sản, làm giàu quặng.

- Khai thác chế biến các loại nông lâm sản với phương châm nguyên liệu tại chỗ (gỗ, tre, vầu, trúc, lạc, đỗ tương, hồi, quế, các loại hoa quả …).

- Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống (dệt thổ cẩm, mây tre đan, bàn ghế trúc).

- Sản xuất các sản phảm cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất nơng lâm nghiệp. Trên cơ sở quy hoạch tồn tỉnh đã được phê duyệt, huyện Bạch Thông đã

chỉ đạo ngành chuyên môn xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm,

điểm công nghiệp trên địa bàn, tập trung vào công tác khai thác và chế biến khống sản (quặng sắt, chì kẽm, đá sỏi …) và công nghiệp chế biến nông lâm sản địa phương (hồi, chè, lâm sản…).

Thực hiện quy hoạch và quyết định của UBND tỉnh về phát triển công nghiệp trên địa bàn, Huyện Bạch Thơng đã có nhiều cố gắng:

- Công tác quản lý Nhà nước về CN- TTCN, xây dựng được tăng cường, bước đầu đi dần vào nề nếp nhằm khuyến khích thu hút đầu tư.

- Sản phẩm công nghiệp - TTCN cũng phong phú hơn. Một số ngành duy trì, phát triển khá và bắt đầu có thị trường tiêu thụ.

Hiện trạng huyện Bạch Thông đang xúc tiến đầu tư xây dựng cụm cơng nghiệp Cẩm Giàng, diện tích 43 ha.

5. Đánh giá chung về công nghiệp – xây dựng

5.1. Thành tựu

- Sản xuất TTCN – xây dựng đã gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn và tập trung vào các lĩnh vực huyện có ưu thế như: khai khống, sản xuất VLXD, chế biến gỗ, chế biến nông sản. Bước đầu đã có một số cơ sở sản xuất cơng nghiệp để tạo đà cho sự phát triển công nghiệp, TTCN trong những năm tiếp theo.

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 53 - Xây dựng kết cấu hạ tầng có nhiều cố gắng: huy động vốn đầu tư XDCB 2010-2015 đạt 610,033 tỷ đồng, tập trung xây dựng các kết cấu hạ tầng thiết yếu như điện, đường giao thông, trường học, thuỷ lợi. Hầu hết các cơng trình đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh.

- Làm tốt công tác GPMB, hỗ trợ tái định cư ổn định cuộc sống cho người dân phải di dời để xây dựng cơng trình.

5.2. Một số tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù được sự quan tâm nhiều của các ngành, địa phương nhưng GTSX cơng nghiệp cịn rất nhỏ. Tăng trưởng GTSX gần đây không rõ ràng. Việc đầu tư phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, các ngành nghề truyền thống, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu của địa phương chưa được quan tâm thích đáng. Cịn hạn chế trong việc áp dụng công nghệ mới, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp. Tốc độ triển khai xây dựng quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp và thu hút các nhà đầu tư xây dựng các dự án công nghiệp trên địa bàn chậm, chưa có những dự án lớn thực sự có hiệu quả. Các yếu kém cần quan tâm đặc biệt để khắc phục là:

- Trình độ quản lý và nghiệp vụ chun mơn nhìn chung cịn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Công nghệ sản xuất và khai thác cịn lạc hậu. Yếu tố mơi trường trong sản xuất chưa được chú trọng.

- Chưa có cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư thực sự hấp dẫn, cơng tác giải phóng mặt bằng chậm, các doanh nghiệp phải chờ đợi, làm giảm tốc độ phát triển và ảnh hưởng tới môi trường đầu tư.

- Chưa có sản phẩm mũi nhọn, nhiều cơ sở cơng nghiệp cịn nhỏ bé, cơng nghệ cịn lạc hậu, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, cơng tác tiếp thị cịn yếu.

- Đề án phát triển cụm điểm công nghiệp làng nghề ở một số xã, thị trấn chưa được triển khai mạnh mẽ và đồng bộ. Việc theo dõi tổ chức thực hiện các dự án còn chưa chặt chẽ, nhất là các dự án cho thuê đất, chuyển đổi mục

đích sử dụng đất công nghiệp – TTCN phát triển chưa đồng đều, việc nhân

cấy nghề, đưa nghề mới vào sản xuất ở các xã thuần nơng cịn ít.

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 54

điểm công nghiệp tập trung. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn cho cơng tác quy

hoạch và quản lý cũng như việc đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Việc thu hút tiếp nhận các dự án đầu tư cịn chậm, cơng tác GPMB cho các dự án còn nhiều bất cập.

- Sự phối kết hợp quy hoạch các cụm điểm công nghiệp với quy hoạch sử dụng đất chưa gắn kết với nhau.

* Nguyên nhân

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do huyện có địa hình hiểm trở, giao thông và hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; thiếu vốn

đầu tư, vùng nguyên liệu chưa được đầu tư thích đáng, thiếu lao động được

đào tạo và cán bộ quản lý có trình độ cao, thiếu cơng nhân lành nghề. Thêm vào đó các tài liệu điều tra cơ bản đánh giá nguồn lực cho phát triển công nghiệp thiếu và khơng chính xác chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp nói chung, xây dựng các cụm điểm công nghiệp để thu hút đầu tư nói riêng có vai trị quan trọng đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương, thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn nhưng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

- Khai khống là ngành cơng nghiệp mũi nhọn của huyện nhưng do không được phân cấp quản lý nên có nhiều vấn đề bất cập.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ Đảng viên, nhân dân về SXCN- TTCN còn đơn giản. Giá đền bù giải phóng mặt bằng chưa hợp lý là một trong những trở ngại lớn

- Vốn đầu tư để quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm điểm cơng nghiệp là vấn đề khó khăn và chưa có biện pháp tháo gỡ.

Một phần của tài liệu BC chính-BT-6-10-2017-nộp-In _1 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)