Phương hướng phát triển Công nghiệp – xây dựng

Một phần của tài liệu BC chính-BT-6-10-2017-nộp-In _1 (Trang 109 - 114)

1. Quan điểm

- Tập trung đầu tư phát triển các lĩnh vực CNXD địa phương có thế mạnh: chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng chất lượng cao.

- Phát triển CNXD gắn với phát triển ngành nghề nông thôn, gắn với các vùng tập trung đông dân cư (thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã …) và có vùng nguyên liệu tại chỗ.

- Thu hút được nguồn nhân công và nguyên liệu tại chỗ, tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương; gắn với định hướng phát triển các thương hiệu của từng địa phương cụ thể.

- Phát triển CNXD gắn chặt với nâng cao thu nhập và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong định hướng xây dựng nông thôn mới của từng địa phương.

2. Mục tiêu

- Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2017-2020 đạt 11,18%/năm; Giai đoạn 2021-2030 đạt 12%.

- Tỷ trọng GTSX Công nghiệp - XD đến năm 2020 là 16,7%; định hướng đến năm 2030 là 22,9%.

- Thu hút lao động: đạt 14% năm 2020, định hướng đến năm 2030 là 17%.

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 110

3. Phương hướng phát triển từng ngành, sản phẩm chủ lực

3.1. Chế biến nông lâm sản

Từng bước đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm đưa sản xuất, chế biến nông lâm nghiệp đạt các tiêu chuẩn về APTP, sản xuất theo hướng Vietgap, sản xuất theo tiêu chuẩn QC 01-132:2013/BNNPTNT gắn với phát triển vùng nguyên liệu nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nơng thơn. Khuyến khích chế biến quy mô vừa và nhỏ gắn với TTCN làng nghề.

- Chế biến gỗ, giấy: là thế mạnh của huyện cần ưu tiên đầu tư (huyện Bạch Thơng có thể đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ với 24,07 ngàn ha đất trồng rừng sản xuất). Các lĩnh vực có thế mạnh gồm: đồ mộc gia dụng, đồ gỗ xuất khẩu, nguyên liệu giấy, ván ép, gỗ công nghiệp.

- Chế biến nông sản: sơ chế và tinh chế các nông sản phẩm có nguồn nguyên liệu tại chỗ (thuốc lá, đỗ tương, dong giềng, một số loại quả …). Đảm bảo tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao phục vụ trước hết cho nhu cầu ngày càng tăng trong và ngồi nước, sau đó đến các đơ thị trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Chế biến các sản phẩm nông nghiệp khác: thịt gia súc, gia cầm; bánh kẹo, nước trái cây, rượu hoa quả, thức ăn chăn nuôi … Quy mô chế biến nhỏ và vừa nhằm tiêu thụ hết các sản phẩm dư thừa của người nông dân.

Chế biển nông sản thực phẩm theo phương pháp tiểu thủ công cổ truyền cũng cần được chú trọng (giới thiệu nghề và đào tạo nghề cho người dân).

3.2. Công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản

Là địa phương có một số loại tài nguyên khoáng sản (sắt, chì kẽm, đá xây dựng …) nhưng phân bố rải rác, phân tán, quy mô nhỏ. Cần áp dụng các biện pháp chặt chẽ để hạn chế các tác động xấu về môi trường cả trong khai thác, tinh chế và vận chuyển quặng. Xây dựng phương án tinh chế quặng tại chỗ để nâng cao hiệu quả.

Giai đoạn 2017-2020 cần tập trung:

- Xóa bỏ các cơ sở SX gạch thủ công; đưa vào hoạt động mỏ đất sét Cốc Xả - xã Hà Vị - H. Bạch Thông (công ty CP sản xuất VLXD Bắc Kạn: công suất 26.940m3/năm (được phép hoạt động 30 năm)

- Ổn định hoạt động mỏ đá vôi Nà Cà (xã Nguyên Phúc)

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 111 - Nâng công suất Nhà máy gạch tuy nen Cẩm Giàng

- Đầu tư mới nhà máy gạch không nung Hà Vị (công suất 30 triệu

viên/năm)

- Ổn định sản xuất Nhà máy thủy điện Nậm Cắt 3,2 MW

- Xây dựng khu liên hợp công nghiệp chế biến khoáng sản tại xã Cẩm Giàng (do Công ty Tây Giang - Bắc Kạn làm chủ đầu tư).

3.3. Sản xuất vật liệu xây dựng

- Vật liệu xây dựng: Phát huy lợi thế về đất đai và các cơ sở hiện có, đến năm 2020 toàn huyện sản xuất 45-60 triệu viên gạch (chuyển đổi cơ sở sản xuất gạch tuy nen Cẩm Giàng sang sản xuất gạch không nung, công suất 15 triệu viên/năm; Đầu tư mới cơ sở sản xuất gạch không nung tại xã Hà Vị, công suất khoảng 30 triệu viên/năm. Đầu tư ứng dụng công nghệ mới để đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường.

Đầu tư cơ sở sản xuất ngói màu cơng suất 100.000 m2/năm.

- Khai thác đá, cát, sỏi xây dựng: Những năm tới, nhu cầu về xây dựng, làm đường giao thông của huyện và các địa phương trong khu vực rất lớn, cần nắm bắt trước nhu cầu này để có kế hoạch đáp ứng hiệu quả nhất. Cần phải tăng cường công tác giám sát, quản lý của các cơ quan chức năng trong huyện để một mặt có thể tận dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, mặt khác vẫn bảo

đảm được môi trường sinh thái. Khai thác đá tập trung ở xã Nguyên Phúc,

nâng sản lượng đá lên 120 nghìn m3 vào năm 2020. Đầu tư 01 cơ sở chế biến

đá ốp lát từ đá marble; công suất: 50.000 m2/năm.

Bảng 29: Các sản phẩm cơng nghiệp chính STT Sản phẩm Đơn vị tính Khối lượng Hiện trạng năm 2015 Quy hoạch năm 2020 Định hướng năm 2030 1 Khai thác đá m3 15.000 65.000 120.000

2 Gạch không nung Triệu viên 15,7 60 90

3 Tấm lợp m2 50.000 100.000 4 Vôi củ Tấn 3544 5000 10000 5 Gò hàn Chiếc 8.940 15.000 30.000 6 Đồ gỗ dân dụng Chiếc 910 1.500 2.000 7 Đá ốp lát m2 15.000 50.000 8 Xay xát lương thực Tấn 9.500 15.000 18.000 9 Miến dong Tấn 800 1.500

10 Hoa quả chế biến Tấn 400 1.000

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 112

3.4. Xây dựng

- Phát triển lĩnh vực xây dựng toàn diện cả về thiết kế, thi cơng. Tạo điều kiện để hình thành các đơn vị xây dựng có năng lực chuyên mơn và năng lực tài chính vững mạnh, đáp ứng các dự án về xây dựng trên địa bàn huyện.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển thị trường bất động sản. Huy động các nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội, phát triển đô thị, các khu dân cư nông thôn theo tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Khuyến khích nhân dân đầu tư xây dựng nhà ở, cơng trình văn hóa phúc lợi, CSHT nhưng phải quản lý đúng theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt là quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

4. Các giải pháp và chính sách phát triển

4.1. Giải pháp quy hoạch

* UBND tỉnh cho phép điều chỉnh các quy hoạch phát triển đô thị (thị trấn), quy hoạch các khu trung tâm xã để phù hợp với quy hoạch nông thôn mới theo từng giai đoạn.

* Thực hiện đúng tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch:

- Đến năm 2020 xây dựng các cụm công nghiệp sau:

+ Cụm công nghiệp Cẩm Giàng: đúc gang và chế biến gỗ; Diện tích 20- 25 ha (theo QĐ 320/QĐ-UBND ngày 25/02/2014). Hiện nay đã có Cơng ty cổ phần Tây Giang đầu tư sản xuất gang, diện tích 1,5 ha).

+ Điểm cơng nghiệp Sỹ Bình: chủ yếu là khai khống và sơ chế quặng sắt. Diện tích 20 ha.

+ Điểm công nghiệp thị trấn Phủ Thông: sản xuất bột đá

Các điểm công nghiệp này dự kiến đầu tư từ nguồn vốn doanh nghiệp. - Định hướng đến năm 2030:

+ Tiếp tục kêu gọi đầu tư Cụm công nghiệp Cẩm Giàng.

4.2. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành

Về cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của Bạch Thông sẽ tập trung ưu tiên đầu tư chuyển dịch theo các định hướng cơ bản sau.

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 113 dụng nguồn nguyên liệu và thu hút được nhiều lao động tại chỗ; đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng thơn, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn (chế biến dong giềng, hoa quả, chè, gỗ dân dụng, ván nhân tạo..).

Thứ hai: Hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu ngành nghề mới, ưu tiên đầu tư

vào tiểu thủ công nghiệp làng nghề, thu hút nhiều lao động và nâng cao hiệu suất sử dụng lao động nông thôn.

Thứ ba: Chú trọng vấn đề môi trường trong các chương trình, dự án phát triển công nghiệp. Đối với các dự án khai thác và chế biến khoáng sản, huyện không phải là cấp thẩm quyền cấp phép hoạt động nhưng có vai trị quan trọng trong việc thẩm định và góp ý kiến về các vấn đề mơi trường để cho dự án có thể phát triển bền vững.

4.3. Các giải pháp khác

- Tạo mơi trường đầu tư thơng thống, thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, đặc biệt là một số sản phẩm có thế mạnh của huyện như chế biến nơng sản thực phẩm (bột dong giềng, miến dong, trái cây, …); chế biến lâm sản (đồ gỗ gia dụng, ván ép, bột giấy …)

- Phân vùng - quy hoạch trồng rừng và trồng cây công nghiệp tập trung tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Tạo điều kiện cho các làng nghề, doanh nghiệp, hộ sản xuất tư nhân được vay vốn ưu đãi để đầu tư cho các lĩnh vực huyện khuyến khích đầu tư.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên khống sản, nhất là sắt, chì, kẽm, ... Cấm tuyệt đối việc xuất khẩu khống sản thơ chưa qua chế biến, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động khai thác chế biến khoáng sản trên địa bàn huyện.

- Đẩy mạnh thực hiện điều tra cơ bản, xây dựng hệ thống thông tin vững chắc cho việc xúc tiến đầu tư, sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách thu hút đầu tư của huyện, cải cách hành chính, khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển công nghiệp trên địa bàn.

- Tổ chức tốt hoạt động khuyến công trên địa bàn để hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển kinh tế địa phương theo định hướng của nhà nước. Khuyến khích các thành phần kinh tế tìm kiếm thị trường liên doanh liên kết bỏ vốn đầu tư tạo vùng nguyên liệu, tổ chức chế biến lâm sản, nông sản thực phẩm. Tổ chức sản xuất chế biến thức

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 114

ăn gia súc đáp ứng nhu cầu phát triển chăn ni.

- Có chính sách thu hút cán bộ có trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý tham gia phát triển cơng nghiệp. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nhân lành nghề.

- Quy hoạch hoàn chỉnh các khu, cụm công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xúc tiến đầu tư; đề xuất các chính sách thu hút các nhà đầu tư. - Hướng ưu tiên cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu và bố trí địa điểm sản xuất, các xã thị trấn đều phải có quy hoạch bố trí cụ thể đất sử dụng cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.

- Phát triển thủ công nghiệp trên cơ sở mở giới thiệu và du nhập nghề, phấn đấu các xã, thị trấn trong huyện đều có nghề, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp tư nhân, công ty tư nhân và tập thể.

- Tăng cường cơng tác thơng tin tìm hiểu và nắm thị trường để khuyến cáo cho người sản xuất, thường xuyên cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

- Coi trọng việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới, trang thiết bị phù hợp tiến tiến.

- Lựa chọn quy mơ và hình thức thích hợp các đơn vị sản xuất kinh doanh cho phù hợp với trình độ phát triển, quản lý và đặc điểm của từng ngành nghề, từng địa phương.

Một phần của tài liệu BC chính-BT-6-10-2017-nộp-In _1 (Trang 109 - 114)