TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Một phần của tài liệu BC chính-BT-6-10-2017-nộp-In _1 (Trang 172 - 173)

Huyện Bạch Thông có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nền kinh tế - xã hội toàn diện. Đất rừng và tài nguyên rừng phong phú; Tài nguyên khoáng sản cho phép phát triển công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng; Quỹ đất bình quân/người khá, có lợi thế về chăn nuôi đại gia súc, phát triển các cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm sản.

Bạch Thông tiếp giáp với thành phố Bắc Kạn, có lợi thế về giao thông để dễ dàng tiếp cận các thị trường tiềm năng và các trung tâm kỹ thuật, công nghệ để phát triển sản xuất. Huyện cũng có một số di tích lịch sử và nằm trên các tuyến du lịch quan trọng, có điều kiện phát triển dịch vụ phục vụ du lịch và có cơ hội hợp tác phát triển trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Về cơ sở hạ tầng, Bạch Thông cũng có lợi thế do có 2 tuyến QL chạy qua; các tuyến tỉnh lộ mới được nâng cấp cải tạo, tạo thành hành lang giao thông thuận tiện. Hệ thống lưới điện cũng đã vươn tới tất cả các xã và đang tiếp tục được đầu tư mở rộng, nâng cấp.

Tuy nhiên, cũng phải thấy Bạch Thông còn không ít khó khăn để khai thác các tiềm năng, thế mạnh của mình một cách hiệu quả. Bạch Thông là huyện miền núi, có xã thuộc diện vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn; địa bàn rộng, địa hình phức tạp nên đầu tư CSHT có suất đầu tư lớn. Vốn đầu tư hàng năm rất hạn chế, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn rất thấp, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách chỉ đạt mức 1,89% (năm 2015). Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao rất thiếu, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chiếm 25,43% lực lượng lao động của huyện. Hệ thống giao thông liên xã và giao thông nông thôn còn rất khó khăn, thuỷ lợi mới đảm bảo tưới chủ động cho 48,23% diện tích canh tác …

Trong giai đoạn 2017-2020 và định hướng tới 2030, Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Bạch Thông phải phấn đấu vượt bậc, tranh thủ mọi sự hỗ trợ của trên và liên kết liên doanh tốt với các địa phương và đơn vị khác thì mới có thể đạt được các mục tiêu đề ra trong quy hoạch điều chỉnh.

Để thực hiện tốt quy hoạch, huyện Bạch Thông cần làm một số việc sau: 1) Sau khi quy hoạch được phê duyệt, cần công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tuyên truyền, quảng cáo, thu hút sự chú ý của toàn

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 173 dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động tham gia thực hiện quy hoạch. Đồng thời thường xuyên nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.

2) Cụ thể hoá quy hoạch bằng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải bám vào các mục tiêu quy hoạch đã được duyệt và tiến độ phải thực hiện trong từng thời kỳ

3) Giám sát việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch. Cuối mỗi kỳ quy hoạch (năm 2020, năm 2025, năm 2030) tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

4) Xây dựng chương trình hành động và các chương trình phát triển theo từng thời kỳ theo định hướng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Phối hợp với các ban, ngành của tỉnh Bắc Kạn để triển khai các chương trình phát triển và hợp tác cùng phát triển. Tăng cường quan hệ liên vùng đểđảm bảo sự thống nhất cùng nhau phát triển.

Một phần của tài liệu BC chính-BT-6-10-2017-nộp-In _1 (Trang 172 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)