Giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu BC chính-BT-6-10-2017-nộp-In _1 (Trang 57 - 58)

Đến nay huyện đã xây dựng được hệ thống giáo dục tương đối hồn

chỉnh có đầy đủ các bậc học từ mầm non đến phổ thông, bao gồm: 43 trường và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Đến năm 2016 có 11 trường đạt chuẩn quốc gia (MN 04, TH 05, THCS 02). Chương trình kiên cố hố trường học đã được thực hiện, cơ bản trường lớp khơng cịn nhà tạm.

Đội ngũ giáo viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Phần lớn giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, có đủ năng lực giảng dạy, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

1. Giáo dục mầm non

Năm học 2015 - 2016 có 16 trường chính (76 lớp học, 1.652 học sinh) và 24 phân trường (33 lớp học, 477 học sinh).

Tỷ lệ huy động các cháu độ tuổi nhà trẻ ra lớp đạt 34,21% Tỷ lệ huy động các cháu ở độ tuổi mẫu giáo ra lớp đạt 95,97%.

Năm 2015, huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

2. Giáo dục Tiểu học

Năm học 2015 - 2016 có 16 trường chính (116 lớp học, 2.075 học sinh) và 12 phân trường (25 lớp học, 239 học sinh).

Tuyển sinh vào lớp 1 đạt 100%.

Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 và mức độ 2.

3. Giáo dục THCS

Năm học 2015 - 2016 có 11 trường (62 lớp học, 1.516 học sinh) khơng có phân trường.

Tuyển sinh vào lớp 6 đạt 100%

Duy trì phổ cập giáo dục THCS mức độ 1.

4. Giáo dục THPT

Trường THPT có 1 trường: đặt tại TT Phủ Thơng với 17 lớp học, có 531 học sinh THPT. Cơ sở vật chất được củng cố xây dựng khang trang, đủ diện tích đất cho học sinh theo quy định.

Tuyển sinh vào lớp 10 đạt trên 85%.

5. Các hoạt động đào tạo khác

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 58 xuyên, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm bồi dưỡng chính trị đã không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ về chính trị tư tưởng, quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế và chun mơn nghiệp vụ, đã góp phần nâng cao điều kiện đào tạo cho huyện. Thời gian qua vấn đề giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề đã được các cấp lãnh đạo và nhân dân quan tâm, hàng năm huyện đều có cán bộ được đào tạo đại học, cao đẳng và trung học theo các ngành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội trong điều kiện đổi mới hiện nay.

Nhìn chung, cơng tác giáo dục được các cấp các ngành hết sức chú trọng. Cơ sở vật chất thường xuyên được củng cố, tăng cường, nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình quốc gia về đa dạng hố hình thức đào tạo, xã hội hoá, chuẩn hoá giáo dục, chú ý đến việc nâng cao chất lượng lớp học. Chất lượng giáo viên hàng năm được nâng cao. Cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập.

* Tuy nhiên, ngành giáo dục vẫn còn một số tồn tại như sau:

- Đội ngũ giáo viên cịn thiếu cục bộ ở các mơn thể chất, âm nhạc, địa lý … Đời sống vật chất của giáo viên cịn khó khăn.

- Địa bàn huyện trải rộng, việc xã hội hố giáo dục cịn gặp nhiều khó khăn; chất lượng của việc phổ cập giáo dục ở bậc THCS chưa đạt yêu cầu; tiến độ xây dựng các trường chuẩn còn chậm.

- Cơ sở vật chất tuy đã có cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cao của chương trình giáo dục và đào tạo mới.

Một phần của tài liệu BC chính-BT-6-10-2017-nộp-In _1 (Trang 57 - 58)