I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
I.7. Đánh giá chung phát triển KTXH Bạch Thông giai đoạn 2011-2015
1. Thành tựu chính
- Thứ nhất: nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khá. GRDP tăng
bình quân 9,93%/năm (chỉ tiêu của tỉnh Bắc Kạn 5,9%). Ngành nơng nghiệp vượt qua nhiều khó khăn, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Ngành công nghiệp đã từng bước phát triển và đã sản xuất được một số mặt hàng thiết yếu cho phát triển kinh tế đời sống của nhân dân trong huyện. Bước đầu ổn định mơ hình kinh tế hộ trong nơng nghiệp.
- Thứ hai: cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thương mại và dịch vụ. Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tăng lên trong cơ cấu lao động xã hội.
Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 42
- Thứ ba: huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng nhanh. Cơ cấu
đầu tư đã có sự chuyển dịch tích cực, tập trung hơn cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội.
- Thứ tư: chất lượng nguồn nhân lực có bước chuyển biến, khoa học cơng
nghệ có bước tiến bộ.
- Thứ năm: lĩnh vực văn hoá - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực xố đói giảm nghèo đã đạt được kết quả quan trọng, từng bước kết hợp hài hoà hơn với phát triển kinh tế..
- Thứ sáu: chính trị – xã hội ổn định, quốc phịng - an ninh được củng cố
tạo mơi trường thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội.
2. Những yếu kém
- Tăng trưởng kinh tế chưa đạt kế hoạch đề ra. Năng lực cạnh tranh, năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế còn thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng đều và chưa phát huy thế mạnh của từng ngành, từng vùng, từng sản phẩm. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GTSX chưa có chuyển biến rõ nét, tỷ trọng nông - lâm nghiệp chưa đạt chỉ tiêu quy hoạch. Sự phát triển của các thành phần kinh tế chưa đồng đều, kinh tế tập thể phát triển chậm. Nền kinh tế phát triển chưa thực sự bền vững.
- Trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển,
tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ cịn chậm. Chưa có
bước đột phá trong phát triển nông – lâm nghiệp.
- Mức tăng trưởng công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm vẫn chủ yếu do Trung ương cấp, việc khơi dậy nguồn nội lực của địa phương còn hạn chế vì chưa có cơ chế chính sách hấp dẫn.
- Trong khu vực thương mại – dịch vụ, việc gắn kết giữa các đơn vị kinh doanh với sản xuất để tiêu thụ hàng hố cịn yếu. Việc triển khai xây dựng, cải tạo các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối cịn chậm. Quy mơ xuất khẩu nhỏ bé, sản phẩm xuất khẩu qua chế biến còn chiếm tỷ lệ rất thấp.
Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 43 quy mô rất nhỏ.
3. Nguyên nhân yếu kém
- Trước hết, cịn có sự nhận thức khác nhau trong các cấp, các ngành, tư
duy kinh tế cịn có sự trông chờ nhiều vào sự hỗ trợ của cấp trên.
- Hai là, điểm xuất phát nền kinh tế thấp, qui mơ nền kinh tế cịn nhỏ; kết
cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém; các ngành công nghiệp chưa phát triển mạnh, năng suất lao động thấp, trình độ cơng nghệ thấp, chi phí sản xuất cao, thu ngân sách địa phương không đáng kể (chỉ đáp ứng được 7,5% yêu cầu chi).
- Ba là, tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách hành chính cịn
chậm, chưa đáp ứng u cầu phát triển trong tình hình mới. Việc phân cấp và giao quyền chưa thực sự rõ ràng đã gây trở ngại cho việc thực hiện những vấn đề cụ thể.
- Thứ tư, điều hành kế hoạch chưa kịp thời, còn nhiều hạn chế mà nguyên
nhân cơ bản là không chủ động được nguồn vốn.
Hiệu lực quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực như: quy hoạch, đất đai, giá cả, an toàn giao thơng, ... cịn thấp. Cơng tác quy hoạch triển khai cịn chậm, chất lượng quy hoạch không cao. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa được quan tâm. Kế hoạch đầu tư mang nặng tính thụ động.