Trong giai đoạn 2011 - 2015, huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, .... Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất khó khăn nên hệ số quay vịng đất nơng nghiệp tăng rất chậm từ 1,7 lần (năm 2010) lên 1,9 lần (năm 2015); bình quân lương thực đầu người đến năm 2015 đạt 609,7 kg/người/năm. Cơ cấu giống cây trồng chuyển đổi theo hướng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao. Các kết quả cụ thể:
- Về giá trị sản xuất: tăng trưởng GTSX giai đoạn 2011-2015 đạt 9,86% (giá SS 2010).
- Về cơ cấu trong nền kinh tế chung của huyện: Cơ cấu GTSX (HH) giai đoạn 2010-2015 tăng từ 54,1% lên 55,49% (tăng 1,39%).
Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 44 - Trong thời gian qua, công tác chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đã được triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên, chưa có hướng chỉ đạo cụ thể trong chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất để hình thành các trang trại, gia trại, vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đã xây dựng phong trào cánh đồng 100 triệu/ha, đến năm 2016 tồn huyện đã có 462 ha đạt tiêu chí này.
- Kinh tế trang trại đang có hướng phát triển nhưng bị hạn chế bởi quy mô đất đai và độ dốc địa hình.
- Cơng tác phịng chống lụt, bão úng được quan tâm đầu tư. Nâng cấp, khai thác quản lý các cơng trình thuỷ lợi hiện có, kiên cố hoá kênh mương, đảm bảo tưới tiêu, phát triển sản xuất.
1.1. Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng năm 2015: đạt 5.271,4 ha.
* Nhóm cây lương thực
- Trong trồng trọt, sản xuất lúa là cây lương thực chủ yếu, diện tích gieo trồng lúa đạt 2.943,6 ha (chiếm 55,8% về diện tích gieo trồng); Năng suất lúa bình qn đạt 47,94 tạ/ha/năm. Diện tích gieo trồng ngơ 1.224,4 ha; năng suất bình qn 42,34 tạ/ha.
Sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 19,297 ngàn tấn. Lương thực bình quân đầu người 609,7 kg/năm.
Hiện nay tuy ngơ khơng cịn được xem như cây lương thực chính nhưng
vẫn được chú trọng phát triển để đảm bảo nhu cầu thức ăn chăn nuôi và các
nhu cầu lương thực khác.
* Nhóm cây cơng nghiệp
- Sản xuất cây công nghiệp hàng năm: chủ lực có cây thuốc lá, một ít diện tích đậu tương và lạc.
Cây thuốc lá được xác định là cây công nghiệp ngắn ngày chủ lực với diện tích khá ổn định; năm 2015 đạt 170 ha; có thị trường ổn định; năng suất bình quân năm 2015 là 18,53 tạ/ha, sản lượng 315 tấn.
Cây đậu tương trên địa bàn Bạch Thông được gieo trồng chủ yếu trên đất nương rẫy và đất màu. Diện tích cây đậu tương năm 2015 là 55,4 ha; Năng suất đậu tương đạt trung bình 15,21 tạ/ha. Lạc diện tích đạt 53,5 ha; năng suất đạt 17,17 tạ/ha.
Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 45 - Cây công nghiệp lâu năm: hồi là cây công nghiệp lâu năm khá phù hợp với điều kiện tự nhiên của Bạch Thơng, diện tích hiện nay có khoảng 200 ha; tuy nhiên thị trường không ổn định nên gần đây diện tích khơng phát triển mở rộng.
Chè búp chỉ có diện tích 37,7 ha; do khơng được quan tâm đầu tư thâm canh nên năng suất rất thấp (29,48 tạ búp tươi/ha); sản phẩm tiêu thụ trong địa bàn huyện nên việc trồng chè vẫn mang tính tự cung tự cấp.
* Nhóm cây ăn quả
- Cây ăn quả có tốc độ tăng trưởng trung bình với một số loại cây ăn quả chủ lực (quýt, cam, mơ ..). Diện tích cây ăn quả năm 2015 là 1.459,9 ha với sản lượng ước tính trên 7,5 nghìn tấn quả các loại.
Cây quýt phát triển khá tốt, có thị trường tương đối ổn định. Diện tích năm 2015 đạt 1.192,8 ha (trong đó có 699,2 ha đang cho sản phẩm), sản lượng ước tính 5.935 tấn.
Cây ăn quả có diện tích lớn thứ 2 là cam với 145,8 ha (trong đó 71,3 ha đang cho sản phẩm); sản lượng năm 2015 ước đạt 353,9 tấn.
Cây mơ hiện nay chỉ còn khoảng 60 ha, chủ yếu đã già cỗi nhưng có thị trường tương đối tốt; huyện đang có dự án trồng mới 60 ha trong những năm tới, tập trung ở các xã: Đôn Phong, Mỹ Thanh, Hà Vị và một số ở Nguyên Phúc.
Các loại cây ăn quả như nhãn, vải, xồi diện tích chỉ vài chục ha mỗi loại, chưa hình thành được thị trường tại chỗ, hiệu quả kinh tế chưa cao. Cây hồng được đánh giá là cây có nhiều tiềm năng và là đặc sản của huyện Bạch Thông. Hồng được trồng phân tán trong các vườn nhà của các nông hộ và đang được chú ý phát triển. Tuy nhiên, do có khó khăn về nguồn giống nên sự phát triển còn ở mức rất khiêm tốn.
* Nhóm cây trồng khác
- Cây dong giềng: hiện trạng có khoảng 60 ha; sản lượng hàng năm 3.900 tấn; trồng tập trung ở các xã: Đôn Phong, Nguyên Phúc, Sĩ Bình, Cao Sơn, Mỹ Thanh.
- Cây khoai mơn: bình qn mỗi năm 60ha, năng suất 85 tạ/ha, sản lượng 510 tấn; Trồng tập trung tại các xã Cao Sơn, Vũ Muộn, Sỹ Bình, Mỹ Thanh, Đơn Phong, Dương Phong, Ngun Phúc.
* Một số cây trồng lợi thế của huyện
Cây cam, quýt, hồng không hạt, mơ, thuốc lá, đậu tương, các loại rau củ quả là những sản phẩm có lợi thế của địa phương, có thể mở rộng sản xuất hoặc nhân rộng mơ hình trồng nấm, sản xuất rau sạch để hình thành vùng sản
Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 46 xuất rau sạch hàng hóa.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
Từ năm 2012 đến nay trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện được gần 30 mơ hình sản xuất mới về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi - thú y và thủy sản. Một số mô hình triển khai đạt hiệu quả kinh tế cao, đang được phát triển nhân rộng như: Mơ hình cá rơ phi đơn tính theo hướng VIETGAP; mơ hình gieo xạ lúa thuần bằng cơng cụ xạ hàng; mơ hình trồng thử nghiệm giống ngơ nếp tím Fancy 111; mơ hình canh tác 3 vụ đang triển khai thực hiện trong năm 2015 với công thức canh tác áp dụng 2 vụ lúa PC6 + ngô nếp vụ thu đông … Nhờ phá thế độc canh cây lúa, phát triển các mơ hình cây, con có giá trị kinh tế cao. Trong 5 năm qua, toàn huyện đã thực hiện nhân rộng diện tích cánh đồng đạt giá trị trên 70 triệu đồng/ha; năm 2015 có 500 ha đạt tiêu chí này. Từ kết quả đạt được của việc xây dựng, các mơ hình sản xuất mới đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao trình độ sản xuất cho bà con nơng dân, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nơng nghiệp của huyện Bạch Thông trong những năm gần đây.
1.2. Chăn nuôi
Chăn nuôi được giữ vững và phát triển. Thế mạnh của huyện là chăn ni trâu bị, song thời gian qua chưa có bước đột phá nhanh.
- Đàn trâu khơng có sự biến động nhiều về số đầu con giai đoạn 2011-
2015. Tốc độ tăng đàn bình quân chỉ đạt 2%/năm. Năm 2015 tổng đàn trâu có 4.426 con.
- Đàn bị năm 2015 có 797 con. Tốc độ tăng đàn đạt bình quân 3%/năm. - Đàn dê có tốc độ tăng đàn khá nhanh, bình quân đạt 6%/năm. Đến năm 2015, tổng đàn dê có 1.851 con.
- Đàn lợn đến năm 2015 đạt 26.464 con, tốc độ tăng đàn bình quân
8%/năm.
- Đàn gia cầm có khoảng 208 ngàn con các loại, đã và đang phát triển theo hướng siêu thịt, siêu trứng.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2015 đạt trên 1,9 ngàn tấn.
- Công tác thú y, tiêm phòng và kiểm soát giết mổ được quan tâm chỉ
đạo, mạng lưới cán bộ làm cơng tác thú y được kiện tồn hoạt động có hiệu
quả. Tuy nhiên, do nhận thức của người dân chưa cao nên tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc còn đạt thấp.
Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 47 cả huyện chỉ có 1 hộ ni trên 100 con lợn thịt tại xã Quân Bình; việc nhân rộng mơ hình cịn gặp nhiều khó khăn.
2. Lâm nghiệp
Bạch Thơng là huyện có tổng diện tích rừng và đất rừng lớn (46,97 ngàn ha đất lâm nghiệp, chiếm trên 85,9% tổng diện tích tự nhiên). Năm 2015, diện tích rừng sản xuất là 24.075,33 ha; rừng phòng hộ 19.058,39 ha và rừng đặc dụng 3.837,26 ha.
Diện tích đất có rừng chiếm tỷ trọng khá lớn so với diện tích tự nhiên, song do đã khai thác trong nhiều năm qua nên tài nguyên rừng cũng ở trong tình trạng cạn kiệt, giá trị sản xuất lâm nghiệp thấp. Nhiều chương trình trồng rừng của nhà nước cùng các dự án do nước ngoài tài trợ như chương trình PAM, chương trình Việt Nam - Phần Lan, 5322, 661, 327 của Nhà nước với cơ cấu giống chủ yếu là hồi, mỡ, keo và một số trồng quế ... Công tác quản lý, bảo vệ rừng đã được các cấp các ngành quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ nên đã không xảy ra hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi. Độ che phủ rừng đã được nâng lên, năm 2015 đạt 76% và được đánh giá là một trong những huyện có độ che phủ rừng lớn nhất tỉnh.
Kinh tế vườn, rừng có hướng phát triển tích cực, bước đầu hình thành các trang trại nơng lâm kết hợp, tập trung vào các loại cây có giá trị kinh tế cao như cam, quýt (Quang Thuận, Dương Phong), hồi, chè tuyết Shan (Sỹ Bình, Vũ Muộn, Cao Sơn, Đôn Phong). Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có nhiều tiến bộ. Cơ cấu giống cây lâm nghiệp tập trung vào những cây có giá trị kinh tế, cây nguyên liệu.
Tuy nhiên, lâm nghiệp cịn gặp rất nhiều khó khăn do thị trường thiếu ổn định, CSHT lâm nghiệp kém phát triển, chế biến lâm sản nhỏ lẻ và thiếu định hướng.
3. Nuôi trồng thủy sản
Là huyện miền núi, diện tích thuỷ sản huyện Bạch Thơng rất nhỏ, năm 2015 diện tích NTTS của huyện đạt 106,98 ha. Sản xuất thuỷ sản ở quy mô rất nhỏ, phương thức nuôi quảng canh là chính nên năng suất thấp (bình quân 2,06 tấn/ ha mặt nước). Sản lượng thủy sản năm 2015 đạt 220,95 tấn, chủ yếu phục vụ tiêu dùng trên địa bàn.
4. Đánh giá chung về nông lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2011-2015
Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 48 Trong 5 năm 2010-2015, sản xuất nông lâm nghiệp của huyện Bạch Thông tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và tương đối toàn diện. Cơ cấu cây trồng, vật ni bước đầu có sự chuyển dịch tích cực hình thành một số vùng sản xuất cây, con tập trung, bước đầu tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hoá; nhiều tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp được áp dụng, các cơ sở vật chất kỹ thuật nông lâm nghiệp
được tăng thêm, đặc biệt là sản xuất lương thực tăng nhanh đã góp phần ổn
định đời sống của nhân dân. Cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp đạt 9,86%, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế chung của cả huyện.
- Sản xuất nông nghiệp của huyện trong thời gian qua đã có những bước chuyển biến lớn, đặc biệt là trong việc đưa các giống cây trồng vật ni mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả thay thế cho các giống địa phương.
- Đưa một số cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày vào sản xuất vụ xuân trên đất 1 vụ lúa góp phần tăng vụ, cải thiện hệ số sử dụng đất và tăng thu nhập cho người dân.
- Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm. Hình thành một số trang trại, gia trại.
- Về xây dựng cánh đồng 70 triệu/ha/năm đã được huyện và các xã quan tâm chỉ đạo; Cánh đồng 70 triệu đồng/ha của huyện Bạch Thông được thực hiện trên cơ sở những lợi thế sẵn có của địa phương, với các mơ hình thâm canh, luân canh truyền thống các cây trồng: Lúa, ngô, đỗ tương, thuốc lá, rau màu… với các loại giống mới cho năng suất, chất lượng cao. Các hình thức luân canh được nhân dân thực hiện có hiệu quả như: 2 vụ lúa - 1 vụ màu, 2 vụ lúa - 1 vụ ngô, 1 vụ lúa - 1 vụ cá, 3 vụ màu, 1 vụ lúa - 1 vụ thuốc lá… Hình thức luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ màu được triển khai thực hiện ở các địa phương: Quân Bình, Hà Vị, Tú Trĩ, Cẩm Giàng, Nguyên Phúc, Quang Thuận… Hình thức luân canh 1 vụ thuốc lá - 1 vụ lúa mùa được nhân dân các địa phương Sỹ Bình, Vũ Muộn, Tân Tiến, Quân Bình, Tú Trĩ, Lục Bình.
Năm 2016 huyện xây dựng kế hoạch thực hiện cánh đồng đạt giá trị 100 triệu đồng/ ha, với quy mô 450ha tại 17 xã, thị trấn. Trên cở sở đó, huyện đã giao chỉ tiêu cụ thể cho các xã, đồng thời xây dựng 06 công thức luân canh gồm: lúa xuân + lúa mùa + cây vụ đông, lúa xuân + 2 vụ màu, Thuốc lá + lúa mùa + cây vụ đông, cây ngô hoặc cây màu vụ xuân + lúa mùa + cây vụ đông,
Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 49 03 vụ màu và 02 lúa + cá. Dựa vào đó các xã, thị trấn xác định và lựa chọn công thức luân canh phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương để thực hiện.
4.2. Một số tồn tại
Tuy đã đạt được những kết quả nhất định trong phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, định canh định cư, nhưng nhìn chung chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng lâm nghiệp cịn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của huyện. Chưa có sản phẩm hàng hóa lớn và ổn định. Trồng rừng tập trung chưa đạt được quy mô lớn cần thiết để phục vụ công nghiệp chế biến, tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp còn thấp trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông lâm nghiệp. Chăn nuôi vẫn theo lối tự cung tự cấp, chưa có trang trại lớn để tạo ra sản phẩm hàng hoá ổn định có sức cạnh tranh trên thị trường. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp nơng thơn cịn thiếu và yếu. Đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào vùng sâu vùng xa. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhưng vẫn ở mức cao và chưa bền vững (6,6% theo tiêu chí cũ; 26,31% theo tiêu chí mới). Số lao động ở nơng thơn khơng có việc làm cịn lớn, thời gian sử dụng lao động ở nơng thơn cịn thấp (75%). Số lao động nông thôn được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ nhỏ (25%).
Nguyên nhân: Do điều kiện địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi dốc nên
khó có thể áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nơng lâm nghiệp. Thời tiết khí hậu thất thường, lũ lụt, hạn hán, sương muối thường xuyên xảy ra. Tập quán canh tác lạc hậu mang nặng tính tự cấp tự túc. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn thiếu và yếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông khuyến lâm viên thôn bản. Hệ thống dịch vụ cung ứng giống, vật nuôi cây trồng, vật tư, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất nông lâm nghiệp còn thiếu và chưa đồng bộ, nên chưa tạo ra được những mặt hàng nơng lâm sản có giá trị cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp cịn yếu. Tỷ trọng đầu tư cho nơng nghiệp chưa tập trung, còn dàn trải, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, sự phân bổ nguồn lực chưa tốt, chưa phù hợp, nên chưa tạo ra động lực mạnh
mẽ để chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp. Công tác quy hoạch phát triển
nông, lâm nghiệp và thuỷ lợị chưa được quan tâm đúng mức, thiếu đồng bộ và