1. Mục tiêu
Do yêu cầu phát triển KTXH và áp lực dân số tăng nên sẽ có nhiều tác động đến môi trường, cần quan tâm đặc biệt đến giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường để đảm bảo phát triển bền vững. Xác định đầu tư cho bảo vệ môi trường là cần thiết và mang lại hiệu quả thiết thực. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 của huyện Bạch Thông về môi trường gồm:
- Tỷ lệ hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến năm 2020 đạt 95% và định hướng đến năm 2030 đạt 98-100%; trong đó:
+ Khu vực thành thị: Tỷ lệ hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến năm 2020 đạt 100%;
+ Khu vực nông thôn: Tỷ lệ hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến năm 2020 đạt 95% và định hướng đến năm 2030 đạt 97%;
- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải:
+ Khu vực thành thị: đến năm 2020 đạt 100%;
+ Khu vực nông thôn: đến năm 2020 đạt 80% và đến năm 2030 đạt 90%;
- Đến năm 2020 số hộ có cơng trình phụ hợp vệ sinh của khu vực thành thị đạt 100% và ở khu vực nông thôn là 80%. Đến năm 2030 tỷ lệ này đạt 95- 100%.
- 100% công sở, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp có cơng trình phụ hợp vệ sinh.
Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 130 - Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 77% và định hướng đến năm 2030 đạt 78%.
2. Phương hướng và giải pháp
2.1. Đối với môi trường đô thị, khu cụm công nghiệp:
- Quy hoạch phải đảm bảo các tiêu chí về: cơ cấu sử dụng đất theo tiêu chuẩn XD hiện hành; mật độ xây dựng, tầng cao xây dựng theo phương án được phê duyệt. Đánh giá tác động mơi trường phải làm nghiêm túc trong q trình thẩm định quy hoạch, dự án đầu tư.
- Khuyến khích đầu tư các dây chuyền cơng nghệ mới, ít tác động tiêu cực đến môi trường.
- Chú trọng duy trì các hoạt động dịch vụ công cộng để xử lý môi trường.
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong vấn đề bảo vệ mơi trường.
- Xử lý triệt để, kiên quyết di dời, ngừng hoạt động các cơ sở gây ô nhiễm mơi trường hoặc các cơ sở khơng có hệ thống thu gom, sử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.
- Chú trọng đầu tư các khu cơng viên cây xanh, hồ điều hịa.
- Tun truyền, vận đông, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ môi trường.
2.2. Trong sản xuất nông lâm thủy sản:
- Hạn chế sử dụng phân bón vơ cơ và các chế phẩm hóa học có tác động tiêu cực đến môi trường. Tăng cường dùng các chế phẩm sinh học và thiên địch, áp dụng công nghệ sản xuất sạch để thay thế.
- Thu gom và xử lý triệt để các phế phụ phẩm trong sản xuất và chế biến NLTS: rơm rạ, chất thải chăn nuôi, nước thải ...
2.3. Tăng cường bảo vệ nguồn nước:
- Bảo vệ rừng đầu nguồn cho các sông suối, lưu vực các hồ đập thủy lợi thủy điện.
- Quản lý tốt nguồn nước thải, chất thải sinh hoạt và sản xuất trước khi đổ ra môi trường.
Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 131
2.5. Quy hoạch và xây dựng các khu vực thu gom, xử lý chất thải hợp lý
- Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải (KXL) Khuổi Xỏm (xã Phương Linh) với nhiệm vụ:
+ Xử lý chất thải rắn đô thị (CTRĐT, trừ thành phần hữu cơ) cho các đô thị, trung tâm cụm xã, thị tứ có bán kính phù hợp của huyện Bạch Thông và trung tâm cụm xã Mỹ Phương, thị trấn Pù Mắt của huyện Ba Bể;
+ Xử lý chất thải rắn công nghiệp (CTRCN, trừ thành phần nguy hại và thành phần hữu cơ) của cụm công nghiệp Cẩm Giàng.
- Quy hoạch mỗi xã, thị trấn có 1 điểm thu gom tập kết chất thải.
2.6. Tăng cường quản lý nhà nước về môi trường:
- Nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường. - Điều tra, kiểm kê, đánh giá chính xác các nguồn tài nguyên thiên nhiên để lập quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng phù hợp.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động ở các khu cụm công nghiệp, các khu vực đông dân cư, ... phát hiện và xử lý kịp thời các tác nhân, nguồn gây ô nhiễm môi trường.