Phương hướng phát triển Thương mại, du lịch Dịch vụ

Một phần của tài liệu BC chính-BT-6-10-2017-nộp-In _1 (Trang 114 - 120)

1. Quan điểm

- Thương mại, du lịch – dịch vụ là thế mạnh của huyện do vị trí thuộc tiểu vùng trung tâm nên cần tập trung đầu tư khai thác. Đây là lĩnh vực mũi nhọn, khâu đột phá cho phát triển kinh tế của huyện trong tương lai gần; là đòn bẩy thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội khác.

- Phát triển với tốc độ nhanh, đa dạng và không ngừng nâng cao chất lượng các loại dịch vụ. Ưu tiên tập trung phát triển các loại hình, sản phẩm dịch vụ phục vụ trực tiếp sản xuất và đời sống như: dịch vụ tài chính ngân hàng, vận tải, thông tin liên lạc, tư vấn khoa học kỹ thuật,…. .

- Nhanh chóng nâng tỷ trọng của thương mại, dịch vụ - du lịch trong cơ cấu nền kinh tế của huyện.

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 115 - Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2017-2020 là 15%/năm; Giai đoạn 2021-2030 là 12%.

- Tỷ trọng GTSX khu vực Thương mại - dịch vụ đến năm 2020 là 35,6%; định hướng đến năm 2030 là 48,8%.

- Thu hút lao động vào Thương mại - dịch vụ trong tổng số lao động trên địa bàn huyện đạt 13% vào năm 2020, đến năm 2030 lên 19%.

- Tạo bước phát triển quan trọng về chất lượng các loại hình dịch vụ, phục vụ có hiệu quả phát triển kinh - xã hội, đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân.

3. Phương hướng phát triển từng ngành, sản phẩm chủ lực

3.1. Thương mại

- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ thương mại. Phấn đấu đạt Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 890 tỷ đồng (năm 2020) và khoảng 1.600 tỷ đồng (năm 2030).

- Thực hiện tốt quản lý chất lượng hàng hóa. Nâng cao vai trị và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nhằm thực hiện tốt chức năng định hướng thị trường, kiểm tra, kiểm soát thị trường; tạo điều kiện cho mọi chủ thể kinh tế phát triển kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp lý.

- Ngành thương mại cần chú trọng tìm thị trường đầu ra cho các nơng lâm sản hàng hóa chính của địa phương thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại (quảng cáo, hội chợ …).

Giai đoạn 2017-2020: cải tạo nâng cấp đạt chuẩn các chợ Vi Hương, Cẩm Giàng, Sỹ Bình. Quy hoạch xây dựng chợ đầu mối nông sản Quang Thuận.

Giai đoạn 2021-2030: Quy hoạch xây dựng siêu thị hạng II tại trung tâm thị trấn huyện. Xây mới chợ xã: Đôn Phong, Mỹ Thanh, Dương Phong, Vũ Muộn, Cao Sơn (nếu thấy có điều kiện phát triển).

3.2. Du lịch

- Tập trung phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Huyện. Tập trung vào 2 loại hình du lịch có thế mạnh của huyện: du lịch sinh thái – cảnh quan - nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử - văn

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thơng 116 hóa – lễ hội.

- Bạch Thông nằm trong cụm du lịch thành phố Bắc Kạn và vùng lân cận gồm: thành phố Bắc Kạn, huyện Chợ Mới và huyện Bạch Thông, tài nguyên du lịch chủ yếu là: Hồ sinh thái Nặm Cắt, đền Mẫu, đền Cô, thác Bạc,

động Áng Toòng (thành phố Bắc Kạn); đền Thắm, chùa Thạch Long, đền

Thác Giềng (huyện Chợ Mới); Riêng đối với huyện Bạch Thơng có: di tích lịch sử Nà Tu (xã Cẩm Giàng), di tích lịch sử Đồn Phủ Thông (thị trấn Phủ Thông), điểm du lịch thác Roọm (xã Quang Thuận); di tích lịch sử chiến thắng

đèo Giàng.… Phát huy lợi thế là cụm du lịch nằm ở trung tâm, tiếp nhận và

phân phối khách đi các cụm, khu điểm du lịch khác, định hướng phát triển chính của cụm là các dịch vụ lưu trú, du lịch thương mại, vui chơi giải trí, tham quan, du lịch trải nghiệm nông nghiệp, về nguồn, du lịch tâm linh…

- Phát huy vị thế là một mắt xích trong các tuyến du lịch nội tỉnh (đã được xác định trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến 2030) bao gồm:

+ Tuyến Tây Bắc: Tuyến thành phố Bắc Kạn - Phủ Thông (hoặc Nà Phặc) - Chợ Rã - Hồ Ba Bể (hoặc Pác Nặm);

+ Tuyến vịng phía Tây: Tuyến thành phố Bắc Kạn - Phủ Thông - Chợ Rã - Hồ Ba Bể - An toàn khu Chợ Đồn - Thành phố Bắc Kạn;

+ Tuyến Bắc Nam: Chợ Mới - Thành phố Bắc Kạn - Phủ Thông - Ngân Sơn;

- Liên doanh, liên kết, trở thành điểm dừng trong tuyến du lịch: Hà Nội – Thái Nguyên – TP.Bắc Kạn – Bạch Thông – hồ Ba Bể.

- Khai thác các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của huyện: Nà Tu, Cẩm Giàng, Vi Hương ... phục vụ du lịch.

- Xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch theo tua, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về ăn, nghỉ, vui chơi giải trí và tìm hiểu thơng tin của du khách.

- Xây dựng hệ thống nhà nghỉ, sản xuất các hàng lưu niệm gắn với truyền thống văn hoá các dân tộc địa phương vừa đẩy mạnh ngành nghề thủ cơng mỹ nghệ vừa giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc trên địa bàn. Nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn, nhà nghỉ đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu ăn, nghỉ, vui chơi của khách du lịch.

-Xây dựng cơng trình trọng điểm dành cho trải nghiệm và giao lưu. - Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đủ

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 117 mạnh của địa phương.

3.3. Dịch vụ

Phát triển các loại hình dịch vụ vận tải, tài chính - ngân hàng, bưu chính - viễn thơng, phát thanh – truyền hình … đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường hiện đại, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của huyện.

- Dịch vụ vận tải: tăng cường năng lực và các tuyến vận tải nội huyện,

liên huyện đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu về vận chuyển hành khách, hàng hóa; chú trọng đặc biệt đến dịch vụ vận tải cung ứng vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được sản xuất trên địa bàn huyện.

+ Đầu tư theo phương thức xã hội hóa bến xe khách trung tâm huyện. + Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải giai đoạn 2017- 2020 dự kiến tăng bình quân 6-6,5%/năm; giai đoạn 2021-2030 dự kiến tăng bình quân trên 7%/năm.

+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển giai đoạn 2017-2020 dự kiến tăng bình quân 5%/năm; giai đoạn 2021-2030 dự kiến tăng bình quân trên 6%/năm..

- Dịch vụ tài chính – ngân hàng: Nhanh chóng mở rộng các hình thức và

nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng đa dạng hố dịch vụ và các hình thức huy động vốn, đảm bảo cung cấp vốn theo yêu cầu đầu tư, tham gia đầu tư phát triển các lĩnh vực kinh tế – xã hội của huyện.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính, tín đụng; giám sát chặt chẽ thị trường vốn, tiền tệ, thị trường bất động sản. Phát triển các dịch vụ tài chính: kiểm tốn, bảo hiểm, cho th tài chính, tư vấn tài chính … có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu tại chỗ.

- Bưu chính – viễn thơng: phát triển theo hướng ứng dụng ngay cơng nghệ hiện đại. Mở rộng phủ sóng các mạng di động, internet về các vùng sâu, vùng xa; phát triển nhanh các điểm truy cập internet đặc biệt quan tâm ở các khu vực xa xơi, khó khăn. Đến năm 2020, điện thoại đạt 15-20 thuê bao/100 dân và thuê bao internet đạt 20-25 thuê bao/100 dân. Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trên địa bàn để phát huy hết tiềm năng của CSHT bưu chính – viễn thơng dùng chung. Đến năm 2020, các dịch vụ công cơ bản cung cấp trên mạng cho người dân và các doanh nghiệp, nhất là các dịch vụ công liên quan tới cấp phép sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng.

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thơng 118

- Phát thanh – truyền hình: nâng cao chất lượng hoạt động phát thanh, truyền hình đáp ứng yêu cầu cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời, tồn diện

đến đơng đảo người dân. Từng bước thực hiện lộ trình số hóa phát thanh,

truyền hình theo hướng kết hợp nhiều phương thức truyền dẫn, phát sóng (vệ tinh, mặt đất, cáp quang, internet). Tăng thời lượng phát sóng bằng tiếng dân tộc và nâng cao chất lượng các bản tin, hình được phát.

- Khoa học – công nghệ: đây là dịch vụ mới mẻ trên địa bàn huyện, hiện

nay mới tập trung vào khuyến nông, khuyến lâm. Trong giai đoạn tới cần phát triển mở rộng và tăng cường hoạt động tư vấn khoa học – công nghệ đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của sản xuất và đời sống; trước mắt tập trung vào các hoạt động tư vấn kỹ thuật sản xuất giống cây con, công nghệ sản xuất sản phẩm sạch, công nghệ bảo quản và sơ chế nông lâm sản.

4. Các giải pháp và chính sách phát triển

4.1. Giải pháp chung

- Tăng cường công tác tiếp thị xúc tiến thương mại, nghiên cứu xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm mũi nhọn của huyện nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Phát triển thị trường, mở rộng giao lưu hàng hoá với các vùng trong tỉnh, hoàn thiện chợ ở các trung tâm cụm xã, phát triển mạng lưới thương nghiệp bán lẻ đến tận các nơi vùng sâu, vùng xa để đáp ứng những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia thương mại, dịch vụ và du lịch; đầu tư vốn để phát triển du lịch - dịch vụ, Nhà nước quản lý quy hoạch và vệ sinh môi trường, kiến trúc...vv có chính sách- ưu đãi về thuế, về tài chính, về tiền thuế đất.... để các tổ chức, cá nhân ổn định đầu tư và tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Khẩn trương tiến hành công tác quy hoạch chi tiết ở các khu, tuyến, điểm du lịch. Tăng cường phối hợp quảng bá, xúc tiến, liên doanh, liên kết để phát triển du lịch trong các tỉnh phía bắc. Hình thành các dự án để xúc tiến kêu gọi đầu tư để khai thác thế mạnh du lịch dịch vụ.

- Gắn các loại hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện với thành phố Bắc Kạn, các huyện, trung tâm kinh tế, các khu CN - TTCN trong vùng tạo thế mạnh về cung ứng các dịch vụ hàng hoá. Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ trong các HTX nông nghiệp, các vùng nông thôn, chú trọng cung ứng dịch vụ

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 119 sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ, thu gom hàng hoá, sản phẩm từ nông nghiệp, nông thôn.

- Tăng cường công tác quản lý thị trường chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, tăng mức luân chuyển hàng hoá, tạo thị trường lành mạnh.

- Hàng năm thực hiện việc chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ trên địa bàn huyện theo Kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Đến năm 2020 và những năm tiếp theo, cơ cấu nội bộ ngành thương

mại - dịch vụ của Bạch Thông sẽ chuyển dịch theo các định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất: Trước mắt đáp ứng tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Chú trọng phát triển và hệ thống chợ nông thôn, hỗ trợ tiêu thụ các loại nông lâm sản hàng hố tại chỗ, thúc đẩy sản xuất nơng lâm sản hàng hoá trong huyện.

Thứ hai: Tập trung phát triển dịch vụ chất lượng cao và tồn diện, dịch

vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ bưu chính - viễn thơng. Nâng cao hiệu quả các hoạt động tài chính hỗ trợ sản xuất.

4.2. Giải pháp về vốn

- Chợ dân sinh: Vốn đầu tư để cải tạo, di dời, xây mới các chợ ở các xã, có quy mơ hạng II, III được huy động từ các nguồn: Hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các hộ kinh doanh trong chợ...;

- Chợ bán buôn, bán lẻ tổng hợp loại I, chợ trung tâm các huyện, thị, thành phố: Vốn để cải tạo, di dời, xây mới các chợ với quy mô thuộc loại I và II chủ yếu là vốn đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và vốn của cá nhân và hộ kinh doanh;

- Chợ đầu mối tổng hợp hoặc chuyên doanh: Vốn đầu tư xây dựng các chợ đầu mối, chợ chuyên doanh bán buôn chủ yếu là vốn đầu tư của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, góp vốn hoặc tiền thuê địa điểm kinh doanh của thương nhân trong chợ. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng;

- Trung tâm thương mại, siêu thị: Vốn để xây dựng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là vốn đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngân sách Nhà nước có thể hỗ trợ cho việc san lấp, giải phóng mặt bằng.

Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông 120

Một phần của tài liệu BC chính-BT-6-10-2017-nộp-In _1 (Trang 114 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)