Thực trạng mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 54 - 56)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT

2.4.1. Thực trạng mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

sinh THPT tại Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

2.4.1. Thực trạng mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh cho học sinh

Giáo dục phịng ngừa BLHĐ nhằm mục đích là tạo mơi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa. Người học được tôn trọng, đối xử cơng bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực. Trên cơ sở đó, tơi khảo sát ý kiến của 115 giáo viên và cán bộ quản lý về mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT.

Bảng 2.9. Thực trạng mục tiêu hoạt động GDPNBLHĐ cho HS THPT

TT Các nội dung khảo sát Mức độ quan trọng TB Mức độ thực hiện

TB 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5

1

Đảm bảo mơi trường an tồn, lành mạnh, thân thiện

37 52 26 0 0 4.1 0 0 35 45 35 4.0

2

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho GV và HS về GDPNBLHĐ

31 34 50 0 0 3.8 0 0 50 52 13 2.4

3

Trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực học đường

30 41 44 0 0 3.9 0 0 50 45 20 3.7

4

Biết tự kiềm chế bản thân, ứng xử văn hóa trong các tình huống 45 38 32 0 0 4.1 0 0 47 48 20 3.8 5 Phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu bạo lực của học sinh

21 46 48 0 0 3.8 0 0 56 38 21 3.7

6

Xây dựng các biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời khi học sinh bị bạo lực

22 48 45 0 0 3.8 0 0 40 56 19 3.8 Điểm trung bình 3.9 3.7 Qua khảo sát có thể nhận thấy rằng, đa số CBQLvà GV đều chọn việc xác định được rõ ràng mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT trong nhà trường là “quan trọng” (ĐTB của các tiêu chí là 3.9). Tuy nhiên ở tất cả các tiêu chí số cán bộ quản lý và giáo viên lựa chọn tương đối nhiều ở mức độ “Ít quan trọng”, đặc biệt là tiêu chí 2 và 5. Số lượng CBQL và GV đánh giá “Rất quan trọng” cho các tiêu chí khá ít. Như vậy có thể thấy việc xác định mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh các trường THPT tại thành phố Tam Kỳ của CBQL và GV vẫn cịn có sự hạn chế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thực tế giáo dục tại nhà trường.

Và thực tế việc giáo dục phòng ngừa BLHĐ đang diễn ra tại các trường THPT lại chưa được chú trọng hết mức. Phần lớn cán bộ quản và giáo viên đều có sự lựa chọn mức độ thực hiện ở mức “Khá”, tuy nhiên chỉ ở ngưỡng đầu của mức “Khá” (ĐTB = 3.7). Tất cả các tiêu chí, số lượng CBQL và GV lựa chọn phương án mức độ thực hiện là “ít thường xuyên” và “thường xun”; mức độ “rất thường xun” cịn rất ít sự lựa chọn; đặc biệt là ở tiêu chí “Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên và HS về GDPNBLHĐ”.

Như vậy, qua kết quả khảo sát, có thể nhận thấy các trường THPT thật sự chưa có sự quan tâm hết mức đến giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Trong khi hiện tượng BLHĐ hiện đang diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều hình thức mới. Đây là vấn đề cần được các trường THPT nhìn nhận lại tầm quan trọng của nó nhằm nâng cao cơng tác giáo dục toàn diện cho HS.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)