7. Cấu trúc luận văn
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học
2.5.1. Thực trạng quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ
bạo lực học đường cho học sinh THPT
Quy trình kiểm tra đánh giá
Qua phỏng vấn các CBQL và GV về công tác kiểm tra đánh giá, kết quả thu được như sau:
Sau mỗi hoạt động cũng như sau chuỗi hoạt động GDPNBLHĐ cho học sinh công tác kiểm tra đánh giá chưa được các trường coi trọng. Phần lớn các trường không được thực hiện đầy đủ theo quy trình, mà chỉ tiến hành xử lý khi có BLHĐ xảy ra.
Cụ thể: các trường chưa xây dựng được các phương pháp kiểm tra đánh giá như: vấn đáp, trắc nghiệm, bài tự luận, giải quyết tình huống ứng xử, quan sát và kiểm đếm hành vi, đánh giá qua nhận xét của các bên liên quan.
Hình thức tự kiểm tra đánh giá của GV, HS và các lực lượng giáo dục liên quan đến công tác GDPNBLHĐ cho học sinh cũng chưa được tiến hành.
Quy trình kiểm tra đánh giá gồm các bước: chọn phương pháp đánh giá, thực hiện kiểm tra đánh giá, công bố kết quả, lưu trữ và sử dụng kết quả chưa được thực hiện đầy đủ. Công tác khen thưởng và kỷ luật HS chưa được các trường phát huy thường xuyên. Khen thưởng chưa kịp thời đối với những HS có đóng góp trong việc phịng ngừa BLHĐ như: ngăn chặn, tố giác… Đối với những GV có đóng góp lớn trong cơng tác giáo dục phịng ngừa BLHĐ cần được nêu gương và tuyên dương. Việc kỷ luật HS vi phạm chưa đúng quy trình, khơng mang tính giáo dục, thiếu tính răn đe.
Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục
Vai trị của Đồn thanh niên trong tổ chức hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức của HS trong thực hiện nội quy, quy định trường học được phát huy thường xuyên. Đoàn thanh niên theo dõi nề nếp, kỷ luật của HS trong tuần và sau mỗi tuần đều có nhận xét, đánh giá kết quả thi đua theo đơn vị lớp. Đây là tổ chức được đánh giá tốt và thực hiện thường xuyên khi tôi điều tra tại các trường THPT qua phỏng vấn trực tiếp giáo viên.
Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội cũng cần được đánh giá tổng quan và rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo.
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh cho học sinh
2.5.1. Thực trạng quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh cho học sinh
Để đánh giá thực trạng việc quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT, tôi đã tiến hành khảo sát 15 cán bộ quản lý của 05 trường THPT trên địa bàn thanh phố Tam Kỳ. Kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.15. Thực trạng quản lý mục tiêu của hoạt động GDPNBLHĐ cho HS
TT Các nội dung khảo sát Mức độ thực hiện TB 1 2 3 4 5
1
Xây dựng KH, mục tiêu ngay từ đầu năm học, phù hợp với mục tiêu giáo dục chung của nhà trường, xã hội
0 3 7 5 0 3.1
2
Đảm bảo mục tiêu là hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ lành mạnh liên quan đến vấn đề BLHĐ.
0 2 6 7 0 3.3
3
Mục tiêu giáo dục được định kỳ rà soát và điều chỉnh phù hợp với tâm lý HS và thực tế nhà trường
0 2 8 4 0 2.9
4 Việc thực hiện mục tiêu giáo dục được các cấp
quản lý kiểm tra thường xuyên 0 3 9 3 0 3.0 Điểm trung bình 3.1 Qua bảng khảo sát có thể thấy thực trạng quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ chi đạt mức “Trung bình” (ĐTB = 3.1). Đồng thời qua trao đổi trực tiếp với CBQL của các trường THPT, tôi được biết, kế hoạch giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS trong năm học được xây dựng chung với kế hoạch năm học và việc giáo dục về BLHĐ được thực hiện theo từng thời kỳ (thường là các hoạt động chủ điểm vào các ngày lễ lớn của dân tộc). Tuy nhiên số lượng hoạt động được xây dựng khơng nhiều, thậm chí có trường mỗi năm chỉ tổ chức một hoạt động cho HS toàn trường theo chuyên đề. Như vậy, có thể thấy kế hoạch giáo dục phịng ngừa BLHD ở các trường xây dựng một cách chung chung, chưa thật cụ thể. Điều này được các các bộ quản lý lựa chọn mức độ thực hiện “Trung bình - khá”.
Tơi tìm hiểu các nội dung: Xây dựng mục tiêu giáo dục dựa trên mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường và nhu cầu của xã hội; Đảm bảo mục tiêu là hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ lành mạnh liên quan đến vấn đề BLHĐ. Kết quả thu được: hầu hết các trường đều cho rằng tại đơn vị đã xác định đúng các nội dung trong mục tiêu quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS. Tuy nhiên cũng chỉ ở mức độ “Trung bình - khá” (ĐTB = 3.3)
Bên cạnh đó, hạn chế lớn nhất của các trường là khâu định kỳ rà soát và điều chỉnh mục tiêu giáo dục phù hợp với nhu cầu thực tiễn kinh tế - xã hội và nhu cầu của người học tại các trường chưa thực hiện tốt, điều đó cho thấy các trường chỉ xây dựng kế hoạch và xác định mục tiêu vào đầu năm học, cịn trong năm học khơng có sự điều chỉnh (ĐTB = 2.9). Điều này chưa đúng với quy trình quản lý. Đồng thời việc kiểm tra thực hiện mục tiêu giáo dục cũng chưa được các cấp quản lý kiểm tra thường xuyên. Thường chỉ kiểm tra các trường theo chuyên đề hoặc kiểm tra định kỳ vào cuối học kỳ I và cuối năm học.