7. Cấu trúc luận văn
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học
2.5.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học
học đường cho học sinh
Bảng 2.16. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động GDPNBLHĐ cho HS
TT Các nội dung khảo sát Mức độ thực hiện TB 1 2 3 4 5
1
Nội dung GD PNBLHĐ được lựa chọn phù hợp với mục tiêu nhằm hình thành các phẩm chất, kỹ năng theo chuẩn HĐGD
0 25 46 24 20 3.3
2 Nội dung GD PNBLHĐ đảm bảo tính chính xác,
khoa học, hiện đại, mang tính thẩm mỹ cao 4 30 43 26 12 3.1 3 Nội dung GD PNBLHĐ được cụ thể hóa thành
chương trình, kế hoạch cụ thể 6 32 47 25 5 2.9
4
Giáo án, tài liệu được biên soạn đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, sát với chương trình, ND GDPNBLHĐ
9 45 49 12 0 2.6
5 Chương trình, nội dung GDPNBLHĐ được rà sốt
điều chỉnh theo định kỳ, phù hợp với mục tiêu GD 9 40 42 30 0 2.9 Điểm trung bình 3.0 Qua bảng thống kế kết quả điều tra, tôi thấy rằng thực trạng quản lý nội dung hoạt động GDPNBLHĐ cho học sinh tại các trường THPT tại thành phố Tam Kỳ mức độ thực hiện chỉ đạt mức “Trung bình” (ĐTB = 3.0). Trong đó các tiêu chí 2,3,4,5 được các CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện “Kém” mặc dù số lượng không nhiều. Nhưng phần nào đã thể hiện được thực tế hoạt động GDPNBLHĐ cho HS tại các trường chưa được các nhà quản lý chú trọng trong việc xây dựng nội dung.
Ở tiêu chí 4 và 5 rất nhiều CBQL và GV chọn mức độ thực hiện “Yếu” và ĐTB của cả tiêu chí là 2,6 và 2,9. Chứng tỏ thực tế tại các trường việc quản lý biên soạn tài liệu phục vụ giáo dục PNBLHĐ và khâu rà soát và điều chỉnh nội dung giáo dục chưa được chú trọng. Như vậy, GV tham gia giáo dục PNBLHĐ khơng có tài liệu chung, chủ yếu thực hiện dựa theo kinh nghiệm và bám vào các tình huống cụ thể diễn ra.
Đồng thời qua nghiên cứu hồ sơ lưu trữ tại 5 trường THPT, tôi thu được kết quả: các trường được khảo sát có xây dựng nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ như: tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật; trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác và ngăn ngừa hành vi bạo lực học đường vào các giờ chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp; hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, PNBLHĐ vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục.
Tuy nhiên nội dung giáo dục phịng ngừa BLHĐ khơng được tổ chức riêng mà chỉ lồng ghép một mảng nhỏ trong nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật cho HS. Như vậy, qua hồ sơ cũng phản ánh thực tế các nội dung giáo dục về BLHĐ được các trường
lựa chọn chưa thật đầy đủ, toàn diện, chưa thật sự chú trọng mà chỉ thực hiện lông ghép lồng ghép. Nội dung các hoạt động thiên về lý thuyết mà ít có các hoạt động trải nghiệm để hình thành kỹ năng ứng phó, xử lý các tình huống BLHĐ nếu có xảy ra.