7. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT tạ
3.2.5. Biện pháp 5 Sử dụng đa dạng các hình thức giáo dục đối với những học
sinh có biểu hiện bạo lực học đường
Những học sinh có biểu hiện hành vi bạo lực học đường bao gồm cả những học sinh đã từng bị bạo lực và những học sinh đã từng tham gia thực hiện hành vi bạo lực dù gián tiếp hay trực tiếp và cả những học sinh có biểu hiện bạo lực những chưa thực hiện hành vi bạo lực. Đối với những em học sinh đó, các thầy cơ giáo - những người làm cơng tác giáo dục phịng tránh bạo lực học đường không thể chỉ sử dụng một phương pháp mà phải áp dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục mới có thể giáo dục hiệu quả.
* Mục đích – ý nghĩa của biện pháp
Đối với những học sinh đã từng tham gia hoặc thực hiện hành vi bạo lực học đường: Giáo dục để các em không tái phạm hành vi bạo lực đã từng gây ra và có ý thức học hỏi để trau dồi đầy đủ hơn những kiến thức về BLHĐ.
Đối với những học sinh có biểu hiện BLHĐ nhưng chưa thực hiện bạo lực: Tìm ra cách thức tác động phịng chống BLHĐ, khơng để BLHĐ xảy ra.
Đối với những học sinh đã từng bị bạo lực học đường: Giúp các em vượt qua những mặc cảm, lo lắng, hoang mang trước những tổn thương về thể chất cũng như tinh thần; rèn luyện cho các em những kỹ năng cơ bản khi gặp BLHĐ để các em biết cách xử lý khi bị người khác thực hiện hành vi bạo lực hoặc chứng kiến hành vi bạo lực.
* Nội dung của biện pháp
Áp dụng đồng bộ, linh hoạt các phương pháp giáo dục sao cho phát huy tối đa những ưu điểm và hạn chế tối thiểu những nhược điểm của chúng để đạt được hiệu quả cao nhất trong GDPCBLHĐ cho học sinh nói chung và những học sinh có biểu hiện BLHĐ nói riêng.
Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS phù hợp
với điều kiện nhà trường
Tổ chức ngoại khoá giáo dục kỹ năng sống cho HS: nhằm trang bị cho các em những hiểu biết và cách xử lý một số tình huống khó khăn trong việc giải quyết các
mâu thuẫn giữa bạn bè, từ đó góp phần hạn chế BLHĐ; tạo được khơng khí thân mật, hạn chế những xích mích gây mâu thuẫn. Quan hệ bạn bè trong lớp, trong trường tốt sẽ góp phần xây dựng “Trường học thân thiện – học sinh tích cực”, tạo điều kiện thuận lợi để HS học tập tốt hơn.
Ban HĐNGLL thiết kế mẫu hoạt động như sau: Xác định mục tiêu của chủ đề sinh hoạt; xây dựng các nội dung hoạt động được căn cứ trên mục tiêu đã xác định, tránh lựa chọn hoạt động xa rời mục tiêu. Dự kiến hệ thống các phương pháp và phương tiện được sử dụng (có thể sử dụng các phương pháp như: hỏi đáp nhanh, tình huống, sắm vai, trò chơi thư giãn, thảo luận chia sẻ, hùng biện, thể hiện khả năng qua các tác phẩm nghệ thuật…Với sự hỗ trợ của các phương tiện như máy chiếu, laptop, ampli… hiệu quả của sử dụng phương pháp sẽ tăng lên rõ rệt); Sau mỗi hoạt động nhà trường đều nhận xét, góp ý về cách thức tổ chức, tinh thần thái độ tham gia của HS, cùng các em rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau. Để hoạt động thêm hấp dẫn và tạo được khơng khí thi đua vui vẻ, các tiết mục văn nghệ lồng ghép và các phần quà cho các đội thắng cuộc là không thể thiếu.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS:
Từng cá nhân HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong mơi trường nhà trường cũng như mơi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, năng lực…từ đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chức đoàn thể phối hợp với GVCN tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dưới nhiều hình thức khác nhau như: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, sinh hoạt tập thể, sân khấu hoá (thơ, kịch, hát, tiểu phẩm…), thể dục thể thao…
Khi tổ chức các hoạt động TNST cho HS, Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc chỉ đạo những nội dung sau: xây dựng kế hoạch, thiết kế hoạt động TNST thật cụ thể (quan tâm chú trọng việc hình thành, phát triển những năng lực cần cho việc học suốt đời, gắn với đời sống hàng ngày); Lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp với tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của HS. Tránh sự gị bó, khơng tự nhiên và khô cứng; Tạo điều kiện để cả GV và HS có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình; Cần phải có sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường (hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động, đóng góp về chun mơn, trí tuệ hay sự ủng hộ về tinh thần…)
Tổ chức đa dạng các hình thức giáo dục phịng ngừa BLHĐ thơng qua hoạt động giáo dục ngoài giờ như
- Các cuộc thi tài năng: Thi diễn xuất qua tình huống đóng kịch phân vai; thi năng khiếu qua sáng tác thơ, sáng tác bài hát; thi ững xử giải quyết tình huống…
- Thảo luận theo chuyên đề: Chuyên đề biểu hiện của BLHĐ, hậu quả của BLHĐ, các mức xử lý kỷ luật đối với HVBLHĐ…
- Mời Công an thành phố, Công an phường báo cáo, nói chuyện với HS: khuyến khích học sinh nêu vấn đề thắc mắc để được giải đáp; tạo cơ hội cho HS được nói lên suy nghĩ của mình sau khi buổi nói chuyện kết thúc.
- Thành lập các câu lạc bộ, đội nhóm: câu lạc bộ kỹ năng, đội “Điệp viên xanh”, đội thanh niên xung kích…
- Hội diễn văn nghệ: Tổ chức cuộc thi văn nghệ; thi tuyên truyền viên phòng ngừa BLHĐ…
- Thi vẽ tranh và triển lãm tranh ảnh tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường: Yêu cầu học sinh sáng tác mới khơng sao chép tranh có sẵn, nội dung liên quan đến BLHĐ cả về biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, các hình thức kỷ luật… của BLHĐ.
* Điều kiện thực hiện
Có kế hoạch cụ thể, chi tiết và khéo léo trong việc tổ chức các hoạt động. Đặc biệt là việc kiểm soát các hoạt động trong thời gian quy định. Có thể linh hoạt thời gian của tiết sinh hoạt chủ nhiệm và chào cờ đầu tuần để mọi hoạt động diễn ra tốt hơn.
Các hoạt động được tổ chức hấp dẫn, thu hút học sinh nhưng không quá tốn kém. Người tổ chức hoạt động tham mưu với người quản lý về thời gian, địa điểm, nội dung, khách mời, kinh phí tổ chức.
Khơng nên tập trung quá nhiều vào hình thức mà quan trọng là từ hoạt động giáo dục được gì về PNBLHĐ cho học sinh.