Thực trạng lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 60 - 62)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT

2.4.4. Thực trạng lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực

lực học đường cho học sinh

Để khảo sát thực trạng lực lượng tham gia giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS của các trường THPT trên đại bàn thành phố Tam Kỳ, tôi lấy ý kiến của CBQL, GV và HS về đội ngũ tham gia công tác này, kết quả cụ thể ở cho thấy:

Bảng 2.13. Thực trạng lực lượng tham gia vào hoạt động GDPNBLHĐ

TT Các lực lượng và mức độ tham gia giáo dục phòng ngừa BLHĐ

Mức độ tham gia TB 5 4 3 2 1

1 Ban giám hiệu, Ban nề nếp 31 41 43 0 0 3.9 2 Giáo viên chủ nhiệm 20 54 21 20 0 3.6 3 Đoàn TNCSHCM 31 41 43 0 0 3.9 4 Bố mẹ, anh, chị em, người thân gia đình 24 36 31 24 0 3.5 5 Chính quyền địa phương (UBND, Cơng

An, các tổ chức đoàn thể …) 16 27 54 18 0 3.4 6 Các phương tiện thông tin đại chúng (sách,

báo, ti vi, đài….) 20 35 46 14 0 3.5 Điểm trung bình 3.6 Kết quả cụ thể ở bảng trên cho thấy, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục hiện nay trong việc giáo dục PNBLHĐ tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ chỉ đạt mức “Trung bình” (ĐTB = 3.6). Đội ngũ tham gia giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS thường là Đoàn thanh niên với việc tổ chức các hoạt động, các chuyên đề nhằm năng cao nhận thức và kỹ năng cho HS, tuy nhiên mức độ chưa nhiều. Bên cạnh đó cịn là đội ngũ GVCN tham gia trong chương trình giáo dục ngồi giờ lên lớp, ngoại khóa, sinh hoạt lớp đầu giờ và cuối tuần. Nhưng đã phân tích ở trên, GVCN chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động giáo dục này. Do hạn chế về thời gian, thậm chí một số GVCN thiếu kỹ năng và phương pháp giáo dục.

Vai trị tham gia cơng tác giáo dục về phịng ngừa BLHĐ của gia đình cịn khá mờ nhạt (ĐTB = 3.5) trong đó có nhiều phụ huynh chọn là “Ít thường xun và khơng thường xuyên” có sự phối hợp trong việc giáo dục phịng ngừa BLHĐ. Có nhiều ngun nhân để giải thích cho sự việc này như: cha mẹ bộn rộn với công việc, lo kinh tế gia đình; cha mẹ mâu thuẫn khơng quan tâm con cái; cha mẹ quá nuông chiều, tin tưởng vào con cái ….

Cịn chính quyền địa phương chỉ tham gia khi có các vụ việc BLHĐ xảy ra. Ngoài ra, trong các đợt sinh hoạt chủ điểm, ngoại khóa, nhà trường phối hợp với các

đơn vị như Công an ở địa phương, Công an Thành phố… đến nói chuyện, tọa đàm chuyên đề trong một số tiết vào đầu năm học. Như vậy chưa đủ nhiều để HS thấm nhuần được mục tiêu giáo dục mà nhà trường đề ra.

Đặc biệt, hiện nay hầu hết các trường chưa có cán bộ phụ trách cơng tác giáo dục về phịng ngừa BLHĐ; thiếu tổ tư vấn tâm lý cho HS. Đây là vấn đề mà các nhà quản lý giáo dục cần quan tâm.

2.4.5. Thực trạng điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT

Kết quả thu được khi điều tra thực trạng điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh tại 05 trường THPT như sau:

Bảng 2.14. Thực trạng điều kiện để tổ chức hoạt động GDPNBLHĐ cho HS

TT Các nội dung khảo sát Mức độ thực hiện

TB 1 2 3 4 5

1 Tài liệu, sách báo từ thư viện điện tử, thư

viện truyền thống 0 16 87 12 0 3.0

2

Cơ sở vật chất phù hợp (hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám

sát…) 0 20 75 20 0 3.0 3 Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm

của GV làm công tác tư vấn tâm lý 0 81 34 0 0 2.3 4 Sự gương mẫu của thầy, cô giáo trở thành

nhà giáo dục thân thiện, thuyết phục… 0 0 0 46 67 4.5 ĐIỂM TRUNG BÌNH 3.2

Qua bảng số liệu, có thể thấy rằng: hiện tại các điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường THPT chưa đảm bảo, chỉ đạt mức “Trung bình” (ĐTB = 3.2). Tại thư viện các trường hiện nay rất thiếu những đầu sách liên quan đến giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Thư viện điện tử chưa được trang bị tại các trường nên khó khăn cho HS trong việc tìm thơng tin liên quan.

Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục được đánh giá ở mức độ “Trung bình –Yếu”. Qua điều tra sâu, tơi biết được rằng các trường THPT của thành phố Tam Kỳ đã được xây dựng từ rất lâu, cơ sở vật chất đã cũ kỹ, các trang bị hiện đại như camera hầu như khơng có, đường dây nóng chưa được thiết lập, hịm thư góp ý khơng phát huy được tác dụng. Để trang bị đầy đủ là rất khó khăn với các trường vì phải phụ thuộc vào nguồn ngân sách rất hạn hẹp được nhà nước giao cho hằng năm.

Chỉ có sự gương mẫu của các thầy cô giáo là được lựa chọn ở mức độ “tốt” (ĐTB = 4.5). Đây là con số đáng mừng. Tuy nhiên việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực, trách nhiệm của GV khi tham gia giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS chưa được chú trọng, phần lớn GV thực hiện theo kinh nghiệm và tình u thương đối với HS. Đã

có 81 cán bộ quản lý và giáo viên chọn mức độ thực hiện “Yếu”. Đây là con số đáng báo động đối với những nhà quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)