7. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Đảm bảo tính quy phạm pháp luật
Trước thực trạng BLHĐ diễn biến phức tạp, thời gian qua, công tác xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống BLHĐ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo ban hành khá đầy đủ: Luật Giáo dục 2005, Luật trẻ em 2016 quy định các quyền của trẻ em, trong đó có quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường…Riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có nhiều Thông tư liên quan cũng như những văn bản cá biệt, chỉ thị về nội dung này, mới đây nhất là Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục. Qua đó, đã tạo hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục trong toàn quốc bảo đảm tốt an ninh, an toàn trường học; bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường…Tuy nhiên, bạo lực học đường có xu hướng lan rộng, cá biệt có một số vụ việc bạo lực học đường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần học sinh, môi trường giáo dục và gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.
PNBLHĐ là trách nhiệm của không chỉ các bộ ngành, địa phương, ban giám hiệu nhà trường mà là trách nhiệm của từng thầy cô giáo, từng cán bộ, viên chức, người lao động và HS trong nhà trường; trách nhiệm của PH và toàn xã hội. Vì vậy các cơ sở giáo dục tăng cường phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến nhiệm vụ PNBLHĐ; cụ thể hóa các hoạt động bằng các kế hoạch của nhà trường. Trong đó, phân công rõ trách nhiệm người đứng đầu và các vị trí giáo viên chủ nhiệm; gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, chính quyền địa phương, nhất là với cơ quan công an. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác phát hiện và nhân rộng những gương điển hình tiên tiến trong thực hiện phòng chống bạo lực học đường.