Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 69 - 72)

7. Cấu trúc luận văn

2.6. Đánh giá chung

2.6.1. Ưu điểm

Các nhà quản lý xác định được tầm quan trọng của việc GDPNBLHĐ cho HS trong nhà trường. Từ đó xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp và các lực lượng tham gia giáo dục ngay từ đầu năm học.

Tổ chức một số hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của việc giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS; từ đó chủ động nâng cao kiến thức, phương pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục.

Hình thức và phương pháp GDPNBLHĐ cho HS tập trung chủ yếu vào phân tích và diễn giảng

Đã trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục ngày càng được hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa.

Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục bước đầu được coi trọng cùng chung tay vì trường học hạnh phúc, hạn chế BLHĐ xảy ra.

2.6.2. Hạn chế

Tuy nhiên BLHĐ vẫn diễn ra ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ trong ba năm học gần đây tuy số vụ việc không nhiều, hậu quả các vụ việc xảy ra không nghiêm trọng. Nhưng các hành vi BLHĐ có xu hướng gia tăng và biểu hiện các loại hành vi đa dạng.

Công tác quản lý hoạt động giáo dục PNBLHĐ của các trường mặc dù có nhiều cố gắng nhưng việc quản lý mục tiêu, kế hoạch; quản lý nội dung, phương pháp, hình thức; quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động phòng ngừa BLHĐ còn những khiếm khuyết.

Thiếu văn bản pháp quy; chưa xây dựng được cơ cấu tổ chức quản lý trong các trường học; thiếu sự chỉ đạo thường xuyên từ các cấp QLGD.

Nhận thức của CBQL, GV về cơng tác phịng ngừa BLHĐ chưa cao; thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục.

phạt thiếu khách quan.

Việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, giáo dục liên quan công tác này chưa đúng mức, chế độ chính sách hỗ trợ chưa thoả đáng

Các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường đối với việc phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa BLHĐ chưa đa dạng và linh hoạt; hạn chế trong việc hình thành các kỹ năng và thái độ của HS khi có tình huống cụ thể xảy ra. Vì vậy hiệu quả giáo dục đạt được chưa cao.

Sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện giáo dục PNBLHĐ chưa thường xuyên, thiếu đồng bộ.

2.6.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Kinh tế hội nhập, mở cửa, giao lưu quốc tế có nhiều tác động tiêu cực đến toàn xã hội và ngành Giáo dục - Đào tạo. Thiếu sự chỉ đạo tập trung, sâu rộng từ trên xuống. Chính sách của nhà nước về công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS chưa được quan tâm nhiều, thiếu các văn bản chỉ đạo riêng về cơng tác quản lý phịng ngừa BLHĐ mà chỉ đưa nội dung này lồng ghép với các nội dung chỉ đạo và các hoạt động giáo dục khác như xây dựng “Trường học thân thiện – học sinh tích cực”; tăng cường trật tự - an ninh trường học; phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học. Do thiếu sự chỉ đạo tập trung và xuyên suốt nên công tác quản lý PNBLHĐ chưa trở thành trọng tâm trong công tác quản lý của ngành và các đơn vị trường học.

Nguyên nhân chủ quan

Tuy các nhà quản lý đã nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác GDPNBLHĐ cho HS, song trong chỉ đạo thực hiện chưa thật sự có chiều rộng, chiều sâu và chưa có được sự quan tâm đến nội dung giáo dục về BLHĐ, thiếu đổi mới nội dung và hình thức triển khai, chưa sử dụng tối đa, linh hoạt các phương pháp giáo dục…Vì vậy, cơng tác GDPNBLHĐ chưa thật sự hấp dẫn, lơi cuốn và thu hút tính tự giác tham gia của GV và HS. Hoạt động của Đoàn, Đội chưa chú trọng việc giáo dục hành vi, lối sống cho HS. Các nhà trường chưa chủ động, sáng tạo và quyết tâm trong công tác quản lý PNBLHĐ bằng các kế hoạch, hoạt động cụ thể mà thông thường chỉ lồng ghép trong các hoạt động giáo dục khác của nhà trường, của Đồn thanh niên… Mỗi khi có vụ BLHĐ xảy ra thì mới chạy theo giải quyết hậu sự một cách thụ động. Vẫn còn một bộ phận GV, PH và HS nhận thức và đánh giá chưa đúng đắn về tầm quan trọng của cơng tác giáo dục cho HS. Do đó, cịn thờ ơ, chưa quan tâm và nhiệt tình tham gia vào cơng tác này.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng GDPNBLHĐ cho học sinh trường THPT trên dịa bàn thành phố Tam Kỳ tôi nhận thấy:

- Nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh còn nhiều hạn chế. Giáo viên mới chỉ tập trung chủ yếu vào nội dung cung cấp kiến thức BLHĐ để nâng cao nhận thức cho học sinh chưa chú trọng tới việc rèn và phát triển các kỹ năng phòng ngừa PBLHĐ cho học sinh.

- Những phương pháp GDPNBLHĐ mà giáo viên thường xuyên sử dụng là các phương pháp dùng lời, thuyết phục nên không mang lại hiệu quả cao trong công tác BLHĐ cho học sinh.

- Hình thức GDPNBLHĐ cho HS còn nghèo nàn và chưa được chú trọng. Chủ yếu giáo dục thơng qua các tình huống cụ thể trong thực tế, q trình dạy học, có xen kẽ vào một số hoạt động NGLL như hoạt động văn nghệ, sáng tác thơ văn… nhưng hiệu quả giáo dục đạt được chưa cao.

- Về công tác tổ chức bộ máy: chưa hình thành bộ máy và chưa có kế hoạch hoạt động thường xuyên, thiếu sự phân công phân nhiệm rõ ràng. Công tác kiểm tra, đánh giá của CBQL về cơng tác giáo dục phịng ngừa BLHĐ chưa được chú trọng.

Những nội dung trên là căn cứ thực tiễn quan trọng để nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ trong thời gian tới.

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BLHĐ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)