7. Cấu trúc luận văn
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính quy phạm pháp luật
Trước thực trạng BLHĐ diễn biến phức tạp, thời gian qua, công tác xây dựng và bảo đảm mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng chống BLHĐ ln được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo ban hành khá đầy đủ: Luật Giáo dục 2005, Luật trẻ em 2016 quy định các quyền của trẻ em, trong đó có quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường…Riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có nhiều Thơng tư liên quan cũng như những văn bản cá biệt, chỉ thị về nội dung này, mới đây nhất là Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục. Qua đó, đã tạo hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục trong toàn quốc bảo đảm tốt an ninh, an toàn trường học; bảo đảm môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng chống bạo lực học đường…Tuy nhiên, bạo lực học đường có xu hướng lan rộng, cá biệt có một số vụ việc bạo lực học đường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần học sinh, môi trường giáo dục và gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.
PNBLHĐ là trách nhiệm của không chỉ các bộ ngành, địa phương, ban giám hiệu nhà trường mà là trách nhiệm của từng thầy cô giáo, từng cán bộ, viên chức, người lao động và HS trong nhà trường; trách nhiệm của PH và tồn xã hội. Vì vậy các cơ sở giáo dục tăng cường phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến nhiệm vụ PNBLHĐ; cụ thể hóa các hoạt động bằng các kế hoạch của nhà trường. Trong đó, phân cơng rõ trách nhiệm người đứng đầu và các vị trí giáo viên chủ nhiệm; gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, chính quyền địa phương, nhất là với cơ quan công an. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo. Cùng với đó, đẩy mạnh cơng tác phát hiện và nhân rộng những gương điển hình tiên tiến trong thực hiện phịng chống bạo lực học đường.
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa
Kế thừa là một trong những quy luật phủ định của phủ định biểu hiện ra trong tự nhiên, xã hội như là mối liên hệ tất yếu giữa cái cũ và cái mới trong quá trình phát triển. Đối với giáo dục, kế thừa là quy luật in đậm tính đặc thù của nó... Tính đặc thù trong sự phát triển của giáo dục thể hiện các khía cạnh: Mọi sự vận động và phát triển trong xã hội đều thông qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó kế thừa trong sự
phát triển của xã hội đã mang yếu tố giáo dục. Bởi bản chất của giáo dục là hoạt động nhằm để hiểu biết, khám phá và sáng tạo.
Kế thừa là một nguyên tắc và cũng là một trong các cơ sở khoa học quan trọng để tạo nên cái mới trên cơ sở chọn lọc, cải tạo ít nhiều cịn hợp lý của cái cũ; đồng thời cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu, khơng tích hợp của cái cũ.
3.1.3. Đảm bảo tính tính hệ thống và đồng bộ
Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ tương tác để thực hiện mục tiêu. Biện pháp quản lý cơng tác giáo dục phịng ngừa BLHĐ về cơ bản phải nằm trong tổng thể của hoạt động quản lý chung của hệ thống nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo.
Do đó các biện pháp quản lý đưa ra phải đảm bảo tính hệ thống và tồn diện, tác động đến tất cả các khâu của quá trình quản lý, các đối tượng của q trình đào tạo nói chung và công tác GDPNBLHĐ cho HS nói riêng. Trong phạm vi của cơng tác GDPNBLHĐ thì những biện pháp nhà quản lý đưa ra phải có sự tác động đồng bộ và toàn diện đến người dạy, người học và môi trường mà hoạt động dạy học diễn ra. Có nghĩa là hệ thống các biện pháp quản lý GDPNBLHĐ, giáo dục pháp luật cho HS phải đạt đến mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng hiệu quả của q trình giáo dục, góp phần hình thành phát triển nhân cách HS một cách toàn diện và ngăn chặn, làm giảm tối thiểu nạn BLHĐ trong các nhà trường.
3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn
Thực tiễn là nơi kiểm nghiệm và thực hiện những biện pháp đề ra. Khi đề xuất một biện pháp cần phải xem xét tình hình thực tiễn cụ thể của nhà trường, xem xét biện pháp có phù hợp với thực tiễn hay khơng, phù hợp đến mức nào. Sự phù hợp với thực tế của biện pháp phải được xem xét trên cả khía cạnh cơ sở vật chất, tài chính, đối tượng và điều kiện hiện có của nhà trường. Mức độ hiệu quả của các biện pháp phụ thuộc rất lớn vào việc biện pháp đó có phù hợp với thực tiễn hay khơng. Do đó đây là một nguyên tắc cần đặc biệt quan tâm khi đề xuất các biện pháp quản lý.
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả
Việc lựa chọn các biện pháp quản lý công tác GDPNBLHĐ cho HS phải tuân thủ nguyên tắc tính khả thi và hiệu quả. Chất lượng là vấn đề quan trọng và ưu tiên chọn lựa của giáo dục, là vấn đề sống còn của quản lý cơng tác chính để xem xét và đánh giá kết quả hoạt động quản lý. Muốn vậy các biện pháp đề ra phải có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục. Vì vậy, ngun tắc tính khả thi và hiệu quả cần được vận dụng khi xem xét đánh giá các biện pháp, giải pháp nói chung và các biện pháp quản lý cơng tác GDPNBLHĐ nói riêng.
* Tất cả các nguyên tắc trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, do đó trong q trình đưa ra những biện pháp quản lý thì phải quan tâm chú trọng đến tất cả những nguyên tắc này. Có như vậy thì những biện pháp quản lý mới phát huy được hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.