7. Cấu trúc luận văn
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường
Quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý (giáo viên, HS, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường) nhằm đưa công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ đạt kết quả mong muốn bằng những cách thức hiệu quả nhất.
Quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ trước hết là phải làm cho mọi người hiểu và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác này đồng thời tham gia vào quá trình một cách tích cực, tự giác. Sau đó, người quản lý công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ phải quản lý cả về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, huy động đồng bộ lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ cùng với việc phát huy yếu tố tích cực, tự giác của học sinh.
Mục tiêu quản lý giáo dục phòng ngừaBLHĐ bao gồm:
Về nhận thức: giúp cho mọi người, mọi ngành, mọi tổ chức xã hội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý giáo dục phòng ngừaBLHĐ nhất là trong giai đoạn cấp bách hiện nay.
Về thái độ tình cảm: Giúp mọi người biết ủng hộ lẽ phải, ủng hộ những việc làm đúng, biết lên án, phê bình, đấu tranh với những biểu hiện sai trái. Giúp HS nhận thức đúng đắn về bạo lực học đường để có thể kiểm soát và định hướng hành vi một cách đúng đắn.
Về hành vi: Tích cực tham gia quản lý và tổ chức việc giáo dục phòng ngừa BLHĐ thông qua các hoạt động GD trong và ngoài nhà trường, có những giải pháp hữu hiệu kết hợp phòng ngừa và can thiệp BLHĐ.
Tóm lại, quản lý GDPNBLHĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đưa công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ đạt kết quả mong muốn bằng những cách thức hiệu quả nhất.