Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý các hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 35 - 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý các hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học

bạo lực học đường cho học sinh THPT

1.5.1. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố xã hội

Con người sinh ra và lớn lên khơng thể tách khỏi xã hội, do đó những mặt tích cực hay tiêu cực trong xã hội cũng đều ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của con người, trong đó có lứa tuổi thanh thiếu niên. Học sinh bị ảnh hưởng bởi những nhân tố không lành mạnh trong xã hội, nhận thức những quan niệm về giá trị đạo đức chưa thật sự đầy đủ, tồn diện. Bên cạnh đó, các em bị ảnh hưởng hình ảnh bạo lực trên các kênh thông tin truyền thơng như phim ảnh, tiểu thuyết, truyện tranh, các trị chơi trực tuyến, mạng xã hội… ở nơi nào cũng thấy xuất hiện sự tồn tại của hành vi bạo lực.…vơ tình đã trở thành cầu nối gián tiếp giữa học sinh với những hành vi bạo lực. Thanh thiếu niên trong giai đoạn tuổi dậy thì, về nhận thức, tình cảm, ý chí có sự thay đổi, điều này dễ khiến cho các em dễ hưng phấn, dễ hành động và làm việc theo cảm tính, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài. Khi đối mặt với những vấn đề như tình cảm, học tập, giới tính…các em dễ dàng có cảm giác hài lịng với chính mình. Các em cũng bắt đầu có nhu cầu tiếp xúc với các bạn khác giới, có nhu cầu được mọi người tôn trọng, nhu cầu thỏa mãn sự hiếu kì cũng như tị mị của mình,…

Hệ thống chính sách pháp luật

Hiện nay, cấp có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Tội cố ý gây thương tích (Điều 134, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2017); Tội làm nhục người khác (Điều 155). Luật Trẻ em năm 2016 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và các Nghị định hướng dẫn… để điều chỉnh về môi trường giáo dục an tồn và phịng, chống bạo lực học đường nói chung và các hành vi vi phạm pháp luật nói riêng.

Lâu nay, các nhà trường vẫn lấy Thông tư 08 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn về khen thưởng và kỷ luật HS đã ban hành cách đây 28 năm làm căn cứ xử lý kỷ luật các

trường hợp vi phạm (Hiện nay là thông tư 32/2020/TT-BGDĐT). Tuy nhiên có một số hành vi chưa có quy định pháp luật điều chỉnh; mức phạt đối với một số HVBLHĐ cịn thấp chưa có sức răn đe, GD.

Từ những phân tích trên cho thấy hệ thống chính sách pháp luật có vai trị vô cùng quan trọng trong GDPNBLHĐ trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, các Bộ, ngành chức năng như: Bộ LĐTB và Xã hội, Bộ Cơng an, Bộ GD&ĐT cần rà sốt để sớm đề xuất sửa đổi, bổ sung thay thế các quy định bất cập trong các văn bản pháp luật điều chỉnh về PCBLHĐ, để bảo đảm khả thi, phù hợp với thực tiễn.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

Yếu tố gia đình

- Gia đình là nơi con người sinh ra và trưởng thành của mỗi con người, do đó giữa BLHĐ và những ảnh hưởng gia đình có quan hệ mật thiết với nhau, ln hình thành và tác động đến hành vi bạo lực học đường

- Một mơi trường gia đình lành mạnh, hịa thuận sẽ tạo điều kiện và là nền móng vững chắc cho sự phát triển hoàn thiện của con cái. Ngược lại, nếu mơi trường gia đình khơng tốt sẽ tạo nên những ảnh hưởng xấu cho các em, nhận thức lệch lạc, hành động theo cảm tính, mang tâm lý trầm cảm, bất mãn.

- Cha mẹ chính là tấm gương của con cái, từ hành động đến lời nói, sẽ tác động lớn đến con cái.

- Kinh tế gia đình khơng đầy đủ, giáo dục của gia đình khơng chu đáo cũng gián tiếp ảnh hưởng đến việc con cái có những hành vi trộm cắp, hư hỏng, vi phạm pháp luật.

Yếu tố trường học

Truyền thống giáo dục dân tộc ta luôn tôn vinh với sự trân trọng “Tôn sư trọng đạo”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Tuy vậy, do tác động phát triển kinh tế, công nghệ hiện đại, môi trường giáo dục bị tác động lớn với những sự việc xảy ra như trị xúc phạm thầy cơ giáo, thậm chí có trường hợp trị đánh thầy và ngược lại, cũng có những hiện tượng thầy cô xúc phạm tới tinh thần và thể xác của học trò. Nếu giáo viên dùng những phương cách khơng đúng để bảo vệ lịng tự trọng, bảo thủ quan điểm của mình thì giữa giáo viên và học sinh sẽ xuất hiện việc: hoặc học sinh tuyệt đối phục tùng, tâm lý e ngại hoặc tạo cho em có cách sống ngang ngược, bảo thủ và mối quan hệ giữa thầy cô giáo với học sinh sẽ có những khoảng cách, trong tâm lý căng thẳng, “bằng mặt mà không bằng lòng. Khi mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh thiếu sự gắn kết dẫn đến các em e ngại tâm sự, chia sẻ, thiếu sự quan tâm của nhà trường, nếu khơng có gia đình theo dõi, giúp đỡ thì các em đó dễ dẫn đến hư hỏng, có nguy cơ BLHĐ xảy ra. Khi học sinh mắc sai lầm nhà trường khơng kiên trì giáo dục tư tưởng mà dùng biện pháp trừng phạt dễ dẫn đến các em tâm lý tự ty, vi phạm pháp luật, hư hỏng hoặc có những hành vi BLHĐ. Từ đó tạo nên khoảng cách, đối lập giữa học sinh với nhà

trường, thầy cô giáo; khiến cho các em có những lời nói thiếu kiểm sốt, hành động cảm tính, thơ bạo hơn đối với mọi người xung quanh. Một số địa phương, nhà trường vì sợ ảnh hưởng đến thành tích nên khơng thơng báo rộng rãi, không bàn bạc với phụ huynh, xử lý không nghiêm các hành vi BLHĐ nên công tác phối phợp, ngăn chặn, phòng chống BLHĐ cịn nhiều hạn chế, khơng đạt hiệu quả.

Tiểu kết chương 1

Bạo lực học đƣờng đang là vấn đề nóng bỏng trong thời gian gần đây. Có thể hiểu bạo lực học đƣờng là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường. Và nếu nhìn từ góc độ lấy học sinh làm trung tâm thì BLHĐ là sự xâm hại của học sinh đối với học sinh, sự xâm hại của học sinh đối với người bên ngoài nhà trường, là sự xâm hại của giáo viên đối với học sinh và ngƣợc lại… BLHĐ xâm phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự của người bị hại, hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của ngƣời bị hại. Vì vậy hoạt động giáo dục PNBLHĐ cho học sinh và quản lý hoạt động giáo dục PNBLHĐ cho học sinh là những vấn đề quan trọng trong công tác giáo dục và quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

Nội dung của giáo dục PNBLHĐ góp phần hướng tới sự phát triển con người, phát triển nhân cách của từng học sinh. Muốn đạt được mục tiêu và nội dung giáo dục PNBLHĐ cho học sinh, mỗi trường học, mỗi cơ sở giáo dục phải áp dụng được một hệ thống các phương pháp GD thích hợp, phù hợp với đối tượng và thực tế ở đơn vị. Chất lượng và hiệu quả của giáo dục PNBLHĐ phụ thuộc vào nhiều nhân tố cả khách quan và chủ quan của công tác giáo dục, trong đó quản lý là nhân tố then chốt vì nó liên kết và thống nhất tất cả các nhân tố theo một mục tiêu nhất định.

Quản lý công tác giáo dục PNBLHĐ phải được Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo xây dựng phương pháp, hình thức và các điều kiện khác, đồng thời lựa chọn những nội dung giáo dục phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đã định. Quá trình đó cần được tiến hành một cách thường xuyên; bằng hình thức, biện pháp khác nhau nhưng phải đáp ứng được mục tiêu chung của giáo dục, phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi và điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, đơn vị.

Như vậy, muốn nâng cao chất lượng của việc quản lý công tác giáo dục PNBLHĐ cho học sinh thì phải dựa trên hai yếu tố đó là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Để xác lập được cơ sở lý luận giáo dục PNBLHĐ, người quản lý cần phải có kiến thức vững chắc về lý luận giáo dục, về gia đình, xã hội và kỹ năng giao tiếp. Đồng thời, đòi hỏi người lãnh đạo và người làm công tác giáo dục PNBLHĐ cho học sinh phải nắm vững mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục; phải hiểu sâu sắc tâm lý lứa tuổi học sinh THPT.

Để quản lí tốt hoạt động giáo dục PNBLHĐ cho học sinh, CBQL cần nắm vững lí luận về hoạt động giáo dục PNBLHĐ cho học sinh; thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý gồm xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục, đảm bảo tốt các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục, hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục PNBLHĐcho học sinh để phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDPNBLHĐ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM

KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)