Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 56 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT

2.4.2. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

cho học sinh

Bảng 2.10. Thực trạng nội dung hoạt động GDPNBLHĐ cho HS THPT

TT Các nội dung khảo sát Mức độ quan trọng TB Mức độ thường xuyên TB 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 1

Giáo dục HS nhận thức rõ bản chất, nguyên nhân, tác hại của BLHĐ

38 23 54 0 0 3.9 0 6 53 33 23 3.7 2 GD HS biết tôn trọng bạn bè, biết lắng nghe, hợp tác trong các hoạt động học tập, vui chơi 36 33 46 0 0 3.9 0 12 45 31 27 3.6 3 Giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng ngừa BLHĐ 39 31 45 0 0 3.9 0 34 47 21 13 3.1 4 Giáo dục học sinh có tính trung thực khơng được nói dối, bao che các hành vi BLHĐ

35 30 50 0 0 3.9 0 39 51 15 10 3.0

5

GD HS biết những hành vi nên và không nên làm trong nhà trường 36 40 39 0 0 4.0 0 15 40 34 26 3.6 6 Giáo dục HS phát hiện kịp thời những hành vi tiền bạo lực 30 32 53 0 0 3.8 0 40 45 18 12 3.0 Điểm trung bình 3.9 3.3 Qua số liệu tổng hợp của bảng điều tra, tôi nhận thấy: đa số CBQL và giáo viên đều nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng nội dung giáo dục giúp HS nhận diện và có những kỹ năng ứng phó phù hợp để không xảy ra BLHĐ hoặc nếu có xảy ra (ĐTB = 3.9). Trong số đó, có rất nhiều CBQL và QL có sự lựa chọn phương án là “ít quan trọng” ở tất cả các tiêu chí. Đặc biệt là các tiêu chí có liên quan đến giáo dục PNBLHĐ cho HS như tiêu chí 1,3,4,6 nhiều CBQL và GV đánh giá là ít quan trọng. Nên nhận thức về “mức độ quan trọng” của nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT tại các trường chưa cao. Chỉ khi tất cả CBQL và GV cùng xác định việc xây dựng nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ là “Rất quan trọng” thì

việc giáo dục toàn diện cho HS mới đạt kết quả tốt nhất.

Qua thực tế giáo dục, tơi nhận thấy các trường chưa có nhiều sự đầu tư đúng mực cho hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Điều này dễ dàng được lý giải do xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc GDPNBLHĐ cho HS chưa được CBQL và GV nhìn nhận đúng. Tất cả các tiêu chí đều được đánh giá ở mức “Trung bình” (ĐTB chung = 3.3).

Qua số liệu phân tích ở trên cho thấy, nội dung được các giáo viên chú trọng nhiều nhất khi giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh là giáo dục để các em nhận diện được các hành vi BLHĐ. Tức là công tác giáo dục mới chỉ tập trung vào việc cung cấp cho học sinh kiến thức để nâng cao nhận thức của các em về BLHĐ, hành vi BLHĐ. Còn các nội dung khác về việc rèn luyện kỹ năng, thái độ, cảm xúc giúp học sinh phân biệt được các biểu hiện khác nhau của BLHĐ và kỹ năng xử lý thì chưa được chú trọng hoặc cũng có thể khơng có đủ điều kiện để giáo dục đầy đủ.

Điều đó chứng tỏ, cơng tác giáo dục phịng ngừa BLHĐ cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ chưa thật sự tốt và việc giáo dục đầy đủ các nội dung còn gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)