7. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động GDPNBLHĐ cho học sinh THPT thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam. Từ đó đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDPNBLHĐ cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố được hiệu quả hơn.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDPNBLHĐ cho học sinh ở các trường THPT: đánh giá việc thực hiện nội dung quản lý và đánh giá nhận thức vai trò, ý nghĩa của việc GDPNBLHĐ cho học sinh.
Đánh giá việc thực hiện chức năng quản lý của Hiệu trưởng về việc tổ chức thực hiện các hoạt động GDPNBLHĐ cho học sinh THPT.
Đánh giá thực trạng về việc thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến đến CBQL và giáo viên, phụ huynh, học sinh về việc giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS tại các trường THPT.
Nghiên cứu các kế hoạch, báo cáo sơ kết, tổng kết việc giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS tại các trường THPT.
Phân tích số liệu, mối tương quan giữa các số liệu và làm rõ những vấn đề tồn đọng, những vấn đề đã thực hiện được để tìm ra kết quả đạt được, nguyên nhân và thực trạng.
Sử dụng phương pháp thống kê để phân tích kết quả nghiên cứu. Sử dụng bảng tính máy tính để xử lý, tính tốn số liệu thu được của đề tài.
* Quy ước cách thức xử lý số liệu
Quy trình khảo sát như sau: xây dựng các mẫu phiếu điều tra, biên bản phỏng vấn, biên bản quan sát; thử nghiệm bộ công cụ điều tra. Việc khảo sát thực hiện theo tiến trình: phát phiếu (trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua hệ thống Google Sheet, goole form, goole biểu mẫu), phỏng vấn, thu thập số liệu, tính giá trị trung bình cho từng mức độ.
Điểm được tính
Mức độ quan trọng/thường xuyên/cấp thiết (QT/TX/CT)
Mức độ thực hiện
1 Hồn tồn khơng QT/TX/CT Kém 2 Khơng QT/TX/CT Yếu 3 Ít QT/TX/CT Trung bình 4 QT/TX/CT Khá 5 Rất QT/TX/CT Tốt Điểm trung bình (ĐTB): ĐTB = x = N 1 5 1 i i in x
Trong đó, xi là điểm được cho ứng với từng mức độ, xi{1,2,3,4,5}.
ni là số người cho điểm ứng với từng mức độ xi; N là tổng số người cho trả lời cho từng câu hỏi.
Xây dựng thang đo cho từng mức độ theo công thức: r = (max (y) - min(y)): 5 = (5 - 1): 5 = 0.8.
Theo đó ta có bảng thang đo mức độ như sau:
Điểm Khoảng giá trị Mức độ quan trọng/thường xuyên/cấp thiết (Mức độ QT/TX/CT) Mức độ thực hiện 1 Từ 1 đến 1.8 Hồn tồn khơng QT/TX/CT Kém 2 Từ 1.9 đến 2.7 Không QT/TX/CT Yếu 3 Từ 2.8 đến 3.6 Ít QT/TX/CT Trung bình 4 Từ 3.7 đến 4.5 QT/TX/CT Khá 5 Từ 4.6 đến 5.0 Rất QT/TX/CT Tốt 2.1.4. Tổ chức khảo sát
* Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát ở mỗi trường: Cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh 05 trường: THPT Trần Cao Vân, THPT Phan Bội Châu, THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Lê Quý Đôn, THPT Duy Tân.
- Phiếu lấy ý kiến của cán bộ quản lý 15 phiếu
- Phiếu lấy ý kiến của GV 100 phiếu (Mỗi trường 20 phiếu) - Phiếu lấy ý kiến của PH 125 phiếu (Mỗi trường 25 phiếu) - Phiếu lấy ý kiến của HS 200 phiếu (Mỗi trường 40 phiếu)
- Phiếu phỏng vấn cơng an phường và Đồn thanh niên phường nơi trường đóng: 10 phiếu (mỗi phường 2 đồng chí)
* Thời gian và địa bàn khảo sát
- Thời gian: năm học 2017-2018, 2018-2019 và năm học 2019-2020.
Quảng Nam.
* Các giai đoạn tiến hành khảo sát
- Giai đoạn 1: tiến hành xây dựng mẫu điều tra, phiếu hỏi, in mẫu - Giai đoạn 2: phát phiếu khảo sát thực trạng tại các trường.
- Giai đoạn 3: thu hồi mẫu, xử lý và đánh giá kết quả điều tra.