7. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT tạ
3.2.4. Biện pháp 4: Thiết lập hệ thống phát hiện sớm các dấu hiệu xảy ra bạo lực
lực học đường
* Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Phát hiện sớm các dấu hiệu tiền bạo lực và các nguy cơ bạo lực, từ đó có tác động phù hợp giúp loại bỏ được những suy nghĩ và hành vi tiêu cực, ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi bạo lực học đường cho học sinh.
Dấu hiệu tiền bạo lực là vấn đề có ý nghĩa nhất vì nó là chỉ báo để nhà trường tiến hành can thiệp, ngăn chặn các hành vi BLHĐ hiệu quả, kịp thời.
* Nội dung của biện pháp:
Để phát hiện sớm các dấu hiệu tiền bạo lực và các nguy cơ bạo lực nhà giáo
dục cần tập trung vào các nội dung như:
Các dấu hiệu tiền bạo lực và các nguy cơ bạo lực tiềm ẩn vô cùng đa dạng và phong phú, nó được biểu hiện bằng nhiều mặt, dưới nhiều hình thức: Khó khăn trong học tập (khơng có hứng thú trọng học tập, thiếu tập trung, kết quả học tập thấp, động cơ học tập có vấn đề…); Khó khăn trong các mối quan hệ học đường (quan hệ với thầy cơ, bạn bè....); Khó khăn có ngun nhân từ gia đình (Bất hịa trong gia đình, mâu thuẩn hoặc xung đột với các thành viên trong gia đình…); Khó khăn liên quan đến tâm lý cá nhân (lo lắng, gây hấn, trầm cảm, hoang mang…); Khó khăn liên quan đến đời sống xã hội (ảnh hưởng của mạng xã hội, công nghệ thông tin…)
Nội dung tác động ngăn chặn, phòng ngừa hành vi BLHĐ cho HS
Giới thiệu và phân tích cho học sinh có những hiểu biết nhất định về những văn bản quy phạm pháp luật.
Cung cấp cho học sinh những quy định của pháp luật về những việc học sinh nên làm và không nên làm.
Cung cấp những quy chế xử phạt của pháp luật đối với những học sinh trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra các hành vi bạo lực học đường.
* Tổ chức thực hiện
Đối với giáo viên chủ nhiệm
Có trách nhiệm với HS của mình trong và ngồi lớp học mình đảm nhiệm; khơng để định kiến xảy ra trong lớp học; kịp thời phát hiện và xử lý hiện tượng “chia bè kéo phái” gây mất đoàn kết.
Giáo viên chủ nhiệm của mỗi lớp sẽ trực tiếp lập kế hoạch và tìm cách tiếp cận học sinh của mình để tạo dựng niềm tin từ các em; biết lắng nghe và tạo cơ hội tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và những chia sẻ thầm kín của các em để phát hiện sớm và kịp thời các dấu hiệu BLHĐ tiềm ẩn. Thời gian tổ chức có thể lồng ghép vào
các tiết sinh hoạt cuối tuần.
Giáo viên chủ nhiệm có thể gặp riêng, trị chuyện, hỏi thăm các em về hồn cảnh gia đình, các mối quan hệ bạn bè…đặc biệt là những em có học lực kém hoặc trung bình, các em người dân tộc thiểu số để có những hiểu biết sâu sắc về các em và nếu như phát hiện bất kỳ một dấu hiệu tiền bạo lực hay nguy cơ bạo lực nào dù xa hay gần, giáo viên chủ nhiệm cần kịp thời tác động, giúp đỡ để đưa các em thoát khỏi những suy nghĩ, hành vi tiêu cực, từ đó cũng phịng và chống bạo lực học đường.
Tổ chức thảo luận những vấn đề liên quan đến pháp luật với lứa tuổi vị thành niên với quy mơ lớp học, có thể mời cơng an xã, cơng an huyện đến giao lưu, tổ chức trò chơi hay các cuộc thi nhỏ để học sinh có cơ hội thể hiện hiểu biết của mình về các quy định pháp luật về xử lý các hành vi bạo lực học đường trong các buổi ngoài giờ lên lớp.
Liên lạc với phụ huynh khi phát hiện các dấu hiệu tiền bạo lực của HS và có phương án phối hợp giúp đỡ HS.
Đối với tổ chức Đoàn thanh niên
Xây dựng cụ thể chương trình giáo dục ngay từ đầu năm học nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho HS về tác hại của BLHĐ thông qua: sinh hoạt chuyên đề dưới dạng sân khấu hóa, phát thanh thanh niên, vẽ tranh tuyên truyền
Thành lập đội “Điệp viên xanh” kịp thời phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn bạo lực để có phương án giải quyết. Hằng tháng phải tổ chức họp để rút kinh nghiệm và thống nhất trong hành động.
Thành lập các kênh thông tin tiếp nhận phản ánh của HS; có trách nhiệm đảm bảo bí mật thơng tin của HS cung cấp tin.
Liên hệ với công an địa phương nếu phát hiệu các dấu hiệu tiền bạo lực của HS tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm cao.
Có mối liên hệ với người dân khu dân cư xung quanh trường để nắm bắt thông tin sớm. Đây là yếu tố quan trọng giúp ngăn chặn BLHĐ xảy ra.
Đối với phụ huynh
Phụ huynh cần thay đổi quan điểm giáo dục con cái. Lâu nay chúng ta chỉ chú trọng đến kết quả học hành của con cái mà xem nhẹ việc con em mình nghĩ gì, cần gì, xử sự như thế nào với bạn bè; cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành cùng con cái, tránh tạo vỏ bọc cứng nhắc vì sẽ tạo tâm lý ỷ lại, dựa dẫm và hưởng thụ.
Phụ huynh cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương, quan tâm, chăm sóc cho con cái.
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.
* Điều kiện thực hiện
điểm tâm lý lứa tuổi, sáng tạo, có khả năng “cảm hóa” học sinh.
Giáo viên phải gần gũi học sinh theo nguyên tắc “lắng nghe - chia sẻ bí mật” để có thể hiểu sâu sắc đặc điểm của học sinh và tạo được lòng tin từ HS.
Giáo viên cần phải kiên trì theo dõi, quan sát hoạt động, hành vi…của học sinh và có tâm huyết trong việc thực hiện tổ chức các hoạt động cho học sinh.
Tập huấn cho GVCN kỹ năng nhận diện hành vi BLHĐ: Dấu hiệu tiền bạo lực: gồm có dấu hiệu xa và cận bạo lực. Dấu hiệu xa như HS học kém, lêu lỏng, chán học, bất cần đời. Dấu hiệu gần như gây gổ, hăm doạ, kết băng nhóm, mang theo hung khí đến trường…
Có chính sách ưu đãi đối với những GV phụ trách giáo dục những HS cá biệt.