Biện pháp 6 Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 87 - 90)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT tạ

3.2.6. Biện pháp 6 Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và

và các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh

* Mục tiêu – ý nghĩa

Phát huy tối đa hiệu quả của cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường cho HS các trường THPT. Qua đó góp phần giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng bạo lực đường diễn ra.

* Nội dung của biện pháp

Xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục: Gia đình HS, Nhà trường, Các đồn thể - Chính quyền địa phương - Cơng an….

Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được.

* Tổ chức thực hiện

Trước hết, khi xây dựng kế hoạch năm học, Hiệu trưởng cần quan tâm hoạt động phối hợp với các lực lượng trong và ngồi nhà trường đối với cơng tác giáo dục của nhà trường trong đó có cơng tác phịng ngừa BLHĐ, thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch công tác, kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục trong từng giai đoạn,

năm học cụ thể. Trong kế hoạch thể hiện rõ các hoạt động cụ thể, thiết thực trong việc phối hợp giữa các lực lượng để tăng cường công tác PNBLHĐ cho HS. Hiệu trưởng xây dựng quy chế phối hợp các lực lượng giáo dục. Trong quy chế này thể hiện rõ vai trò phối hợp của các bên tham gia: nhà trường – gia đình – địa phương.

Đối với gia đình HS:

Thăm gia đình học sinh: Đây là hình thức phổ biến được sử dụng rộng rãi và có

hiệu quả. Trong khi thăm hỏi gia đình, giáo viên chủ nhiệm có thể tìm hiểu cụ thể hồn cảnh sống, lao động, học tập và tu dưỡng của học sinh, hiểu được sự giáo dục của gia đình, cùng gia đình kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo dục. Việc thăm hỏi gia đình học sinh cũng giúp cho giáo viên chủ nhiệm thu thập được những thơng tin có giá trị về học sinh làm tư liệu cần thiết cho công tác giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần sắp xếp thời gian cùng với cán sự lớp, cán bộ đoàn đến thăm nhà học sinh một cách chủ động, linh hoạt và thường xuyên đối với những học sinh có dấu hiệu vi phạm đạo đức, kỷ luật, bạo lực học đường.

Mời cha mẹ học sinh đến trường: Là biện pháp thường được hiệu trưởng hay

giáo viên chủ nhiệm sử dụng trong trường hợp học sinh vi phạm ở mức độ trầm trọng. Nhưng việc mời cha mẹ học sinh tới trường về những thiếu sót của học sinh chỉ tiến hành trong những trường hợp thật cần thiết và nghiêm trọng. Qua trao đổi với PH giúp họ hiểu rõ công việc giảng dạy và giáo dục của nhà trường và rèn luyện con cái họ. Những cuộc gặp gỡ với cha mẹ học sinh cho phép xây dựng mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường ngày một thân thiết hơn; đồng thời ngăn ngừa được những hành vi bạo lực học đường của học sinh.

Tổ chức các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp: được tổ chức theo

định kỳ, tùy theo tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường. Cuộc họp cha mẹ học sinh được tổ chức nhiều lần trong một năm học; tùy theo vị trí, tính chất của cuộc họp mà nội dung của chúng hướng vào những công việc chủ yếu khác nhau. Qua các cuộc họp, giáo viên chủ nhiệm có điều kiện thuận lợi tìm ra những biện pháp giáo dục tốt, động viên được cha mẹ học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia giáo dục thế hệ trẻ.

Sử dụng hiệu quả sổ liên lạc: là biện pháp hữu hiệu, là phương tiện trao đổi

thơng tin 2 chiều giữa gia đình và nhà trường. Điều quan trọng là cùng với việc thơng báo kết quả cần phải có những lời nhận xét, đánh giá toàn diện, phản ánh những tiến bộ, những điểm cơ bản của từng học sinh và những kiến nghị cần thiết với gia đình. Những nhận xét đánh giá và kiến nghị phải cụ thể khách quan, tránh chung chung hời hợt. Cha mẹ học sinh sau khi xem xét sổ liên lạc cần ghi rõ ý kiến của mình về những kết quả phấn đấu của con cái cũng như về nhận xét đánh giá của giáo viên chủ nhiệm.

Sử dụng thư, điện thoại: được sử dụng để thơng báo tình hình học tập, tu dưỡng đạo đức của học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh; đặc biệt là khi có những biến động đột xuất. Hình thức này có tác dụng thơng tin nhanh để xử lí

kịp thời những sự việc cần giải quyết nhanh và đặc biệt có tác dụng đối với việc giáo dục học sinh cá biệt. Bởi đó phương pháp phối hợp hành động giữa gia đình và nhà trường, là con đường để giáo viên chủ nhiệm, nhà trường phổ biến những kiến thức sư phạm về giáo dục tới gia đình một cách cụ thể và có hiệu quả.

Đối với nhà trường

Đầu năm học nhà trường có thể tổ chức buổi nói chuyện về vấn đề BLHĐ và cách phòng ngừa BLHĐ cho tồn thể HS. Nhà trường nên mời Cơng an (hoặc Thanh niên xung kích, đại diện Sở -Phòng Lao động thương binh xã hội) đến nói chuyện với HS về phịng chống các tệ nạn xã hội trong đó có nội dung BLHĐ, qua đó cịn có tác dụng răn đe những HS cá biệt hay gây sự đánh nhau với bạn. Trong buổi ngoại khoá nên mời Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp cùng tham dự và mời Trưởng ban đại diện Hội cha mẹ học sinh nhà trường lên phát biểu những suy nghĩ của các bậc làm cha làm mẹ khi có con đánh bạn hoặc bị bạn đánh để các em HS thấu hiểu những mong muốn, những lo lắng của PH khi cho con đến trường và sau đó tổ chức ký cam kết giữa nhà trường – phụ huynh – học sinh – Công an địa phương về việc đảm bảo an ninh trật tự trong trường học.

Khi nhà trường xem xét mâu thuẫn trong HS dẫn đến đánh nhau, tuỳ trường hợp cần có sự phối hợp với Công an địa phương để giải quyết thì kết quả sẽ tốt hơn. Sự vào cuộc của cơ quan an ninh – trật tự sẽ góp phần quan trọng trong việc hạn chế và đẩy lùi BLHĐ.

Để thiết thực ngăn chặn BLHĐ nhất là vào thời điểm HS đến trường hoặc giờ tan học cần có những “Cộng tác viên” là một số người dân ở gần trường. Những người này kịp thời báo cho Cơng an địa phương khi có hiện tượng bất thường về HS như tụ tập đám đơng, có dấu hiệu đánh nhau, có thanh niên mang hung khí…Có như vậy mới kịp thời ngăn chặn BLHĐ một cách hiệu quả.

Trong quá trình quản lý HS, nhà trường nắm được những em cá biệt hay gây gổ bạn bè…; Ban nề nếp mời các em để trao đổi, dặn dị và có mời đại diện PH để góp phần khuyên nhủ các em trong cách cư xử tình cảm thân thiện với bạn, biết kiềm chế bản thân lúc nóng nảy và nên tránh xảy ra xung đột làm ảnh hưởng đến quan hệ cá nhân, trường, lớp.

Đối với tổ chức Đoàn thanh niên

Kết quả hoạt động của đồn thanh niên có tính giáo dục cao và tính thực tiễn giúp học sinh có nhận thức đúng đắn, có nhận thức cao trong học tập, lao động và rèn luyện tư cách đạo đức. Đoàn thanh niên hoạt động mang tính phong trào, thường được tổ chức thành các chương trình hành động. Các chương trình hành động này đưa vào trường học để gắn với nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp và các sinh hoạt chủ điểm trong nhà trường nên có những đặc điểm riêng.

huy tư duy sáng tạo, tìm hiểu, nghiên cứu khoa học, thực hành sáng tạo qua các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ năng khiếu. Mở rộng hoạt động chính trị - xã hội, mở rộng phạm vi thực tế chính trị - xã hội của học sinh, tích cực xây dựng mơi trường xanh, sạch, đẹp, an tồn và khơng có tệ nạn, ma túy, bạo lực học đường, …

Với những nội dung hoạt động trên, Đồn thanh niên góp phần tích cực vào việc chuẩn bị cho thanh niên một thứ hành trang vô cùng quý giá để bước vào cuộc sống, bảo vệ xây dựng Tổ quốc, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp, xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội.

Bố trí lực lượng cờ đỏ, ban chấp hành Đồn trực hàng ngày, phối hợp cùng bảo vệ trường, quản sinh… để làm tốt cơng tác phịng ngừa và giải quyết kịp thời các vụ việc

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)