Biện pháp 3 Triển khai đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phòng

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 79 - 83)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT tạ

3.2.3. Biện pháp 3 Triển khai đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phòng

ngừa BLHĐ trong nhà trường

* Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và các hoạt động giáo dục nhằm tích cực hố hoạt động tự học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.

Tạo cho HS hứng thú trong quá trình học tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Rèn luyện cho HS có thói quen, phương pháp học, biết tự lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề mà thực tiễn yêu cầu.

* Nội dung của biện pháp

Đổi mới nội dung

Hiệu trưởng tăng cường chỉ đạo các tổ/khối chuyên môn nhà trường thực hiện nghiêm túc, linh hoạt sáng tạo chương trình, kế hoạch GD nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động GD về phòng ngừa BLHĐ, cụ thể: Trên cơ sở đảm bảo kiến thức, kỹ năng và thái độ của cấp học trong chương trình giáo dục THPT, GV xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục tích hợp theo định hướng phát triển năng lực HS phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng học tập của HS.

Sau khi kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chun mơn, GV thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học.

Hiệu trưởng các trường THPT từng bước triển khai thực hiện việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường theo hướng “mở” về mục tiêu (trên cơ sở yêu cầu chung cần đạt được theo quy định, mỗi nhà trường có thể đặt ra mục tiêu cụ thể để phát triển nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng của nhà trường). “Mở” về nội dung hoạt động trên cơ sở chương trình giáo dục của Bộ GD&ĐT, các trường chủ động tổ chức sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, điều chỉnh, sắp xếp nội dung cho phù hợp; bỏ những nội dung trùng lắp không cần thiết; nội dung lạc hậu có thể thay thế bằng những nội dung khác trên cơ sở bổ sung những nội dung cấp thiết đang diễn ra

hàng ngày với cuộc sống HS, chẳng hạn một số nội dung về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, an tồn giao thơng, biến đổi khí hậu, BLHĐ… tại địa phương; giúp HS ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, rồi từ đó bổ sung vào bài học.

Đặc biệt, các nội dung GD về lối sống, đạo đức được linh hoạt vừa phù hợp với yêu cầu chung của xã hội, đồng thời phù hợp với văn hoá địa phương, vùng miền; đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học.

Đổi mới phương pháp

Thực hiện tích hợp một số nội dung các môn học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT

Hiệu trưởng cần tăng cường chỉ đạo các tổ/khối chuyên môn nhà trường về cơng tác giáo dục thơng qua dạy học tích hợp một số nội dung trong các mơn học: tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào mơn Giáo dục cơng dân, Ngữ văn; tích hợp giáo dục đạo đức, phổ biến pháp luật và giáo dục phòng chống tham nhũng, giáo dục phịng ngừa BLHĐ…trong mơn Giáo dục công dân; giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống tích hợp trong một số môn học như Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học; với mơn Sinh học GV có thể lồng ghép giáo dục về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, định hướng tư vấn về tình cảm, tình yêu của tuổi dậy thì… Hoặc qua các nhân vật trong các tác phẩm văn học, giáo viên phân tích kỹ các hành vi bạo lực của nhân vật như: Chí Phèo (Chí Phèo - Ngữ văn lớp 11), Tnú (Rừng xà nu – Ngữ văn lớp 12), người đàn ơng làng chài (Chiếc thuyền ngồi xa – Ngữ văn lớp 12) … Từ những nguyên nhân cụ thể dẫn đến các hành động bạo lực các nhân vật trong những hoàn cảnh khác nhau, GV giúp học sinh nhận thức, đánh giá, lý giải về hành động của mỗi nhân vật. Sau đó HS sẽ đưa ra các cách hành xử như thế nào khi nảy sinh những vấn đề liên quan đến BLHĐ.

Hiệu quả của việc dạy lồng ghép tích hợp trong các mơn học phụ thuộc rất lớn vào sự linh hoạt, nghệ thuật lên lớp của từng giáo viên. Qua đó để tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của HS. Bồi đắp cho các em ý thức học tập và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; ý thức tơn trọng pháp luật, củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã học trên lớp, tạo điều kiện để các em vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực học sinh

Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của HS dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. GV chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của GV và HS; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng quan tâm HS “có vấn đề”, HS cá biệt; nắm chắc tình hình, nguyên nhân HS có hành vi sai trái và có giải pháp khắc phục tình trạng này. GV tạo điều kiện, hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp

với các đối tượng HS, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, khơng nắm vững bản chất. Tăng cường trực quan thơng qua tranh ảnh, hình ảnh để giáo dục HS.

Cần triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng “mở” nhằm phát huy tính tích cực chủ động, tự học, phát triển năng lực HS. “Mở” về không gian, thời gian; tổ chức hoạt động GD theo hướng đa dạng phong phú, khơng chỉ học trên lớp mà cịn ngoài lớp học: HS được học kiến thức qua sách vở, qua các hoạt động thực tiễn, qua các việc làm cụ thể; “mở” về đối tượng tham gia hoạt động GD: có nhiều đối tượng tham gia vào hoạt động GD, không chỉ là CB, GV đảm nhận các hoạt động trong nhà trường mà cần tổ chức để PH, nghệ nhân, cán bộ Tư pháp, công an… tại địa phương, cộng đồng có điều kiện cùng tham gia các hoạt động GD.

Sử dụng đa dạng các phương pháp giáo dục

Với những học sinh đã từng tham gia hoặc thực hiện hành vi BLHĐ

- Sử dụng phương pháp đàm thoại:

+ Tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ bằng việc giáo viên đưa ra một chủ đề nhất định.

+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình.

+ Giáo viên sẽ quan tâm nhiều hơn tới những học sinh có biểu hiện BLHĐ thơng qua q trình hỏi đáp và tự do đưa ý kiến, tạo cơ hội cho các em được chia sẻ nhiều hơn những học sinh khác nhằm “thấm nhuần” những kiến thức cơ bản về BLHĐ cho các em.

+ Từ đó giúp các em nhận định đúng đắn hành vi bạo lực học đường là hành vi trái pháp luật và đạo đức học sinh.

+ GVCN sẽ là người kết luận những kiến thức quan trọng để học sinh ghi nhớ, đó là một trong những cách thức tác động và nâng cao nhận thức cho học sinh về BLHĐ.

- Sử dụng phương pháp giảng giải:

+ Giáo viên dùng lời để thơng báo, giải thích, phân tích, chứng minh sự cần thiết của việc phịng chống bạo lực học đường hoặc sự sai trái của hành vi BLHĐ… để giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn bản chất của các hành vi bạo lực, từ đó dễ dàng nhận diện các biểu hiện BLHĐ và tránh xa BLHĐ.

+ Đối với những học sinh có biểu hiện BLHĐ, giáo viên khơng chỉ nghĩ đến việc ngăn chặn thẳng thừng hay trách phạt bằng các hình thức kỷ luật mà nên khéo léo, nhẹ nhàng gần gũi, thân thiện và tạo cảm giác tin tưởng đối với các em, từ đó nhẹ nhàng khuyên bảo, răn dạy điều nên, điều không nên để các em nhận ra sai lầm và suy nghĩ tích cực hơn, tránh xa BLHĐ.

+ Tuy nhiên để giảng giải không phải chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo mà cũng phải nghiêm khắc, công bằng và rõ ràng. Cương – nhu là một trong những triết lý giáo dục đã được nhiều thầy cô áp dụng thành công.

Với những học sinh đã từng bị BLHĐ:

- Sử dụng phương pháp tập thói quen, phương pháp rèn luyện…

- Sử dụng phương pháp rèn luyện để giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm sẽ:

+ Tổ chức cho các em tham gia hoạt động “Mâu thuẫn học đường và cách thức xử lý” hoặc “Những tình huống xung đột học đường thường gặp”; “Giải quyết các mâu thuẫn học đường một cách tích cực” …

+ Thơng qua các tình huống có mâu thuẫn, xung đột dẫn đến các hành vi bạo lực học đường…học sinh được rèn luyện các kỹ năng cơ bản phòng chống bạo lực học đường từ việc được đóng kịch phân vai, tự do thể hiện suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề.

- Phương pháp khen thưởng:

+ Giáo viên có thể sử dụng đối với những học sinh có biểu hiện BLHĐ tích cực tu chỉnh, sữa chữa sai lầm của bản thân; tích cực trau dồi những kiến thức về BLHĐ; tích cực rèn luyện kỹ năng PNBLHĐ…

+ Giáo viên có thể tuyên dương trước lớp, đề xuất danh sách học sinh có tiến bộ lên BGH nhà trường…

+ Hành động khen thưởng kịp thời có tác dụng động viên, khuyến khích và tạo cho các em có động lực mạnh mẽ để tiếp tục trao đổi, rèn luyện… - Khi sử dụng phương pháp trách phạt:

+ Đối với những học sinh có biểu hiện BLHĐ, giáo viên thể hiện được sự nghiêm khắc nhưng cũng khơng q khắt khe hay mang tính chất sát phạt mà phải vừa nghiêm khắc vừa nhẹ nhàng, dịu dàng; cương nhu đúng lúc, đúng thời điểm để các em thấy các em vẫn được tôn trọng.

+ Từ đó các em sẽ mở lịng với giáo viên, “dễ cảm hóa” và có thái độ hợp tác với giáo viên trong suốt q trình giáo dục phịng ngừa BLHĐ. Đồng thời, giáo viên tạo cơ hội đưa những học sinh đó vào với các hoạt động tập thể để các em khơng có cảm giác bị cô lập, “là người thừa” như thế các em sẽ dễ dàng hịa nhập với tập thể và có cơ hội điều chỉnh những suy nghĩ và hành động tiêu cực của mình.

*. Điều kiện thực hiện

Biên soạn sách tham khảo, tài liệu phục vụ việc dạy và học pháp luật trong nhà trường gắn với đổi mới chương trình, sách giáo khoa phục vụ việc dạy và học pháp luật trong nhà trường.

Mời chuyên gia tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên dạy mơn có tích hợp giáo dục phịng ngừa BLHĐ, đặc biệt là môn giáo dục công dân, theo hướng kết hợp một cách hợp lí giữa trang bị kiến thức với hướng dẫn thực hành; kích thích khả năng tư duy, tìm tịi sáng tạo của người học và tạo cơ hội cho người dạy linh hoạt vận dụng trong quá trình giảng dạy; đồng thời tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học pháp luật

chú trọng sử dụng linh hoạt, hiệu quả các quan điểm dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)